Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

​Nguyễn Du và những siêu vượt nghìn đời

05/12/2015 16:00 GMT+7
TTO - Truyện Kiều của Nguyễn Du từ lâu đã thuộc vào hàng danh tác của nền văn học Việt Nam, nhưng nếu phải trả lời câu hỏi rằng tại sao với Truyện Kiều, Nguyễn Du được xem là thiên tài, thì chưa chắc ai cũng nói trôi chảy được.  
Chương trình Cà phê thứ bảy chuyên đề văn học sáng 5-12 tuy không trực tiếp trả lời vấn đề ấy, nhưng với nội dung giới thiệu Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Ngư Truyện của Bakin (Nhật Bản) trong mối tương quan cùng một xuất xứ là Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), một lần nữa những lý do để các thế hệ yêu văn học ca ngợi Nguyễn Du là thiên tài được làm sáng tỏ. Đây cũng là hoạt động kỷ niệm 250 năm ngày sinh thi hào Nguyễn Du (1765 – 2015).
Bakin hiện thực còn Nguyễn Du lãng mạn
Với cách dẫn chuyện tài hoa và sâu sắc của nhà văn, nhà giáo Nhật Chiêu, PGS. TS. Đoàn Lê Giang trình bày bài khảo cứu về Kim Ngư truyện đối sánh với Truyện Kiều. Đây cũng là kết quả bước đầu của ông sau quá trình hơn một tháng đi tìm hiểu và khảo cứu văn bản Kim Ngư truyện tại Nhật Bản vừa qua.
Khách tham dự có thể hình dung những đặc điểm của Kim Ngư truyện khi Bakin tiếp nhận cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Bakin là nhà văn hàng đầu của Nhật thời Edo, và Kim Ngư truyện ra đời trong trào lưu Nhật Bản tiếp nhận hàng loạt tiểu thuyết Minh, Thanh của Trung Quốc.
Trái ngược với phong cách phóng khoáng chuộng khai thác các nội dung tính dục, Bakin lại là trường hợp cá biệt khi ông chuyển thể Kim Vân Kiều truyện thành Kim Ngư với nội dung được Nhật Chiêu gọi là “đứng đắn hóa” nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân.
Bên cạnh đó là giá trị hiện thực của Kim Ngư truyện được ghi nhận bởi Bakin đã đặt lại hệ thống tên gọi nhân vật của Kim Vân Kiều truyện: Nhân vật chính Thúy Kiều đổi thành Ngư Tử, Thúy Vân là Ất Ngư, Kim Trọng là Đình Tỉnh Kim Trọng Lang, Thúc Sinh là Thúc Thái Lang, Sở Khanh thành Thử Tứ Lang…Đồng thời thay các địa danh Trung Quốc trong Kim Vân Kiều thành các địa danh của Nhật Bản. TS. Đoàn Lê Giang nhận định rằng, Kim Ngư truyện đã được bản địa hóa (Nhật Bản hóa) rất cao qua thủ pháp của Bakin.
Bên cạnh đó, Kim Ngư truyện khai thác yếu tố hiện thực, thể hiện qua các lần Ngư Tử bán mình, được mô tả chi tiết về giá cả, trao đổi....

   Bìa quyển Kim Ngư truyện lưu tại Thư viện đại học Waseda, Nhật Bản
Bìa quyển Kim Ngư truyện lưu tại Thư viện đại học Waseda, Nhật Bản
Theo TS. Đoàn Lê Giang, Nguyễn Du đã dùng thi pháp lãng mạn cổ điển, ông không chỉ miêu tả con người mà miêu tả cả thân phận nhân vật. Chẳng hạn như ông dụng công miêu tả tài nghệ đàn của Thúy Kiều với khúc ca Bạc mệnh là ám ảnh nhất, thì Bakin đã bỏ hết các chi tiết ấy, chỉ miêu tả Ngư Tử là “tiếng đàn tsushikoto (trúc tử cầm) thì học đến tuyệt kỹ, hiếm có trên đời”.
Vấn đề là văn chương dường như có những bí ẩn riêng nào đó, bằng chứng là một tác phẩm được bản địa hóa cao như vậy, đáp ứng phong vị của độc giả Nhật Bản như Kim Ngư truyện vậy, mà vẫn không nổi tiếng như Truyện Kiều của Nguyễn Du nổi tiếng ở Việt Nam, mặc dù Nguyễn Du vẫn giữ nguyên cả tên nhân vật lẫn các địa danh trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Lý giải vấn đề này, là đụng đến chỗ “thiên tài” của Nguyễn Du.
Mắt trôi sáu cõi, lòng thấu nghìn đời…
Bakin và Nguyễn Du khác nhau về thi pháp khi sáng tạo Kim Ngư truyện vàĐoạn trường tân thanh. Vấn đề là những sáng tạo nào của Nguyễn Du lại “từ chỗ cá nhân gặp được cả nhân loại” như cách nói của giới lý luận về tài năng văn chương?
TS. Đoàn Lê Giang dẫn ra trường hợp xử lý nhân vật Đạm Tiên: Trong khi Bakin miêu tả cuộc đời Đạm Tiên (đổi tên là Địa Ngục) bình thường như bao cuộc đời bình thường khác, thì Nguyễn Du đã dụng công để khắc họa cuộc đời đau khổ đầy ấn tượng của Đạm Tiên, để từ đó làm phát sinh một khái niệm có tầm nhân loại: Phận đàn bà.
Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung, cái “lời chung” ấy của Nguyễn Du có phải là chung trong thời của Nguyễn đâu, hay thời Gia Tĩnh đâu, mà chung suốt cho cả nhân gian từ ấy đến giờ đấy chứ. Ở điểm này, nhà giáo Nhật Chiêu dẫn thêm lời nhận định của Mộng Liên Đường Chủ Nhân dành cho Nguyễn Du, gồm tám chữ “nhãn phù lục hợp, tâm quán thiên thu” tức là: Con mắt trôi suốt sáu cõi, tấm lòng thấu cả nghìn đời.
Sự tài tình trong ngôn ngữ Nguyễn Du
Nhà giáo Nhật Chiêu cho rằng, mỗi từ của Nguyễn Du như một “chân trời ý nghĩa”, nó sinh sôi, sống động và tái tạo như hoa cỏ trong cuộc đời.
Câu chuyện Phó tổng thống Mỹ dẫn Kiều trong một sự kiện chính trị sau Nguyễn Du 250 năm là một ví dụ. Hay như từ “mùi nhớ” trong câu “Hương gây mùi nhớ…” quả là một sáng tạo tài tình, một từ mới nảy ra bởi chính Nguyễn Du.
“Từ Mùi nhớ của Nguyễn Du thậm chí còn mới hơn từ Biển nhớ của Trịnh Công Sơn”, Nhật Chiêu ví von.
Tại sao lại nói như vậy? Tại vì Nguyễn Du không phải viết văn như Bakin hay Thanh Tâm Tài Nhân. Ông không đứng bên ngoài mà kể, trái lại, ông đau cái đau của nhân vật như đau với cái thấy của mình. “Ông như tán thân mình ra để hòa cùng với cõi nhân gian, thiên tài là ở chỗ có tấm lòng như vậy, tâm Bồ tát cũng là như vậy”, Nhật Chiêu khẳng định.
Trong phần trao đổi, một bạn đề nghị lý giải vì sao Nguyễn Du không chọn cách phóng tác, tức mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân rồi đổi cả hệ thống nhân danh địa danh trong truyện kiểu như Bakin, và rằng nếu như vậy thì người đọc Việt tiếp tiếp nhận có dễ hơn chăng, gần gũi hơn chăng?
Điều này được nhà giáo Nhật Chiêu lý giải có thể là do có liên quan đến nhận thức chính trị của Nguyễn Du. Bằng chứng là chính vua Tự Đức - một người mê Kiều - vẫn đòi nọc Nguyễn Du ra đánh bằng roi. Thế thì liệu Nguyễn Du có dám tự phóng tác ra một bối cảnh truyện với địa danh và nhân vật ở Việt Nam không?
Theo Nhật Chiêu, Nguyễn Du để nguyên nhân danh địa danh Trung Quốc và chỉ chuyển thể Kim Vân Kiều truyện thành Đoạn trường tân thanh bằng thơ lục bát là một sự tự vệ cần thiết ở một đất nước quá đa đoan. “Cứ hình dung, chỉ cần một tên nịnh thần nào đó ton hót với vua rằng, Nguyễn Du viết câu “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” là có ý làm phản đấy, thì cuộc đời của Nguyễn Du cũng xong luôn”, Nhật Chiêu chia sẻ. Ngay cả cách xử thế như vậy cho tác phẩm của mình, kể ra, cũng là cơ trí của bậc thức giả siêu vượt cả thời đại mình rồi.
Huống chi, Đoạn trường tân thanh còn được cái duyên lọt vào mắt xanh của học giả phương Tây từ sớm. Chính Abel des Michels đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du từ năm 1884 và giới thiệu cho các học giả, nhà văn ở Pháp. Đây cũng chính là một “nhân duyên” để Đoạn trường tân thanh được cộng đồng quốc tế biết đến nhiều hơn, siêu vượt các tác phẩm còn lại của văn học Việt Nam, hơn cả Kim Ngư truyện và dĩ nhiên là hơn hẳn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân

LAM LUẬN ĐH HUYỆN ĐOÀN BÌNH LONG 2007



1. Nhö chuùng ta bieát raèng: quy luaät vaän haønh cuûa theá gôùi laø quy luaät phaùt trieån theo chieàu höôùng ñi leân, tích cöïc. Tuy nhieân söï phaùt trieån cuûa noù khoâng phaûi ñi theo ñöôøng thaúng maø theo ñöôøng voøng xoaùy troân oác. Vaø trong quaù trình phaùt trieån cuûa noù coù nhöõng caûn trôû khaùch quan. Ñoàng thôøi cuõng coù nhöõng caûn trôû chuû quan do chính con ngöôøi taïo ra laøm chaäm söï tieán boä cuûa theá giôiù. Nhö chieán tranh, dieãn bieán hoøa bình, söï phaân bieät chuûng toäc, phaân chia toân giaùo, cheânh leäch xaõ hoäi…… Taát caû söï caûn trôû cuûa quaù trình phaùt trieån nhaân loaïi ñoù chæ ñöôïc taïo ra bôûi moät soá ngöôøi luoân ñeà cao nhu yeáu caù nhaân maø queân ñi lôïi ích chung cuûa loaøi ngöôøi, söï tieán boä cuûa xaõ hoäi. Con ngöôøi chæ coù nhaän thöùc ñöôïc quy luaät taát yeáu ñoù khi coù voán tri thöùc, hoaøn thieän veà nhaän thöùc vaên hoùa, trí tueä, voán khoa hoïc, vaø ñaëc bieät laø giaù trò nhaân ñaïo cao caû vaø tieân tieán.  Taát caû nhöõng giaù trò thuoäc veà trí tueä vaên hoùa ñoù chæ coù coù ñöôïc thoâng qua con ñöôøng hoïc taäp. Hoïc taäp khoâng  chæ ñôn thuaàn laø trang bò kieán thöùc, khaùm phaù nhöõng bí maät maø coøn laø cô sôû ñeå goùp phaàn vaøo söï phaùt trieån cuûa vaên minh queâ höông, ñaát nöôùc,  loaøi ngöôøi.  Söù meänh cuûa lòch söû loaøi ngöôøi, söï tieán boä xaõ hoäi ñang caàn noã löïc hoïc taäp, khaùm phaù theá giôùi  cuûa tuoåi treû chuùng ta.

BCH Ñoaøn tröôøng thaêm chuùc söùc khoûe baø meï Vieät Nam anh huøng teát  2010
 
Xeùt töø quy luaät phaùt trieån cuûa theá giôùi, caû nhaân toá khaùch quan vaø chuû quan, thì nhaân toá tích cöïc, chuû yeáu laø nhaân toá con ngöôøi. Vì neáu khoâng coù con ngöôøi theá giôùi vaãn toàn taïi nhöng chöa haún ñaõ phaùt trieån toát. Ñeå “ ñieàu haønh” theá giôùi theo chieàu höôùng tích cöïc, coù nghóa laø coù moät töông lai töôi saùng,  leõ ñöông nhieân con ngöôøi caàn coù tri thöùc. Khoâng coù tri thöùc khoâng nhöõng con ngöôøi khoâng yù thöùc ñöôïc quy luaät cuûa söï phaùt trieån maø coøn  laøm caûn trôû söï phaùt trieån cuûa noù. Nhöõng cuoäc chieán tranh, nhöõng keá hoaïch laøm ngöôïc laïi lôïi ích cuûa loaøi ngöôøi chæ ñöôïc xaây döïng töø  nhöõng ñaàu oùc cöïc ñoan, toan tính baù chuû rieâng bieät caù nhaân. Hôn bao giôø heát, tuoåi treû chuùng ta caàn trang bò kieán thöùc, vaø khoâng coøn con ñöôøng naøo khaùc hôn  ñoù laø hoïc taäp. Hoïc taäp ñeå giuùp baûn thaân, giuùp xaõ hoäi vaø bieát ñöôïc nhöõng gì xaåy ra xung quanh chuùng ta toát hay xaáu.
Chuùng ta caàn nhaän thöùc roõ: Hoïc cho ho ai? Phaûi hoïc nhö theá naøo? Hoïc laøm gì?  Töùc laø xaùc ñònh nhieäm vuï hoïc taäp, hoïc cho chính mình. Phöông phaùp hoïc taäp vaø muïc ñích hoïc taäp.
Ngaøy xöa, caùc baäc khoa cöû, duø ôû möùc ñoä naøo ñi nöõa muïc ñích ñoã ñaït ñaàu tieân laø tieáng thôm vinh hoa cho baûn thaân, hoï toäc. Coøn ngaøy nay, beân caïnh hoïc ñeå coù trí thöùc, ñeå laäp nghieäp thì moät thöïc teá nöõa laø hoïc ñeå goùp phaàn vaøo phuïc phuï queâ höông, ñaát nöôùc, con ngöôøi. Coù caâu raèng: “ Xöa hoïc vì mình, nay hoïc vì ngöôøi”. Ngöôøi khoâng coù trí thöùc, vaên hoùa khoù ñöôïc xaõ hoäi ngaøy nay chaáp nhaän, coù nghóa yeâu caàu cuûa xaõ hoäi ngaøy moät cao veà chaát löôïng con ngöôøi. Ñeå coù moät keát quaû toát, caàn coù nhöõng phöông phaùp phuø hôïp vaø muïc ñích chính ñaùng tích cöïc, töùc hoïc cuõng nhö bao vieäc laøm khaùc, phaûi coù muïc ñích vaø con ñöôøng phuø hôïp ñeå ñi ñeán muïc ñích cuûa mình.
Ngöôøi xöa coù caâu “ Nhaân baát hoïc baát tri lí”  ( Taïm dòch ngöôøi khoâng coù hoïc thì khoâng coù hieåu bieát). Neáu nhö noùi con ngöôøi laø nhaân toá ñaàu tieân cuûa söï phaùt trieån xaõ hoäi thì trí thöùc con ngöôøi  laø phöông tieän saûn xuaát coát loõi maø con ngöôøi caàn coù. Ñaát nöôùc chuùng ta ñaõ thoaùt haún  ra khoûi ñeâm toái cuûa söï trì treä, nhö moät con roàng ñang vöôn mình ôû khu vöïc Ñoâng Nam AÙ. Caùi quan troïng ñeå chuùng ta tieáp thu nhanh vaø hieäu quaû tri thöùc  vaø söï tieán boä cuûa nhaân  loaïi ñeå phaùt trieån ñaát nöôùc  laø chuùng ta phaûi hoïc taäp, töùc laø ñaàu tö boài boå chaát xaùm. Coù hieåu bieát thì môùi hieåu ñöôïc caùi gì cuûa theá giôùi maø ta coøn thieáu, caàn hoïc taäp. Caùi gì chuùng ta ñaõ coù, ñaõ toát caàn töï phaùt huy.  Laáy tri thöùc laøm phöông tieän tieáp thu trí thöùc. Trong moïi thôøi ñaïi, con ngöôøi coù tri thöùc laø löïc löôïng chính cuûa söï phaùt trieån. Ngöôøi noâng daân muoán coù muøa boäi thu phaûi bieát gioáng gì hôïp phong thoå gì, gieo vaøo muøa naøo, ngöôøi coâng nhaân muoán coù naêng suaát lao ñoäng caàn bieát vaän duïng nhö theá naøo cho hieäu quaû thôøi löôïng laøm vieäc…… Roõ raøng vôùi thôøi ñaïi hoäi nhaäp ngaøy nay chaát löôïng con ngöôøi laïi caøng ñöôïc chuù troïng. Phaûi coi ñoù laø söï caàn thieát haøng ñaàu ñeå phaùt trieån, hoäi nhaäp, theo kòp söï phaùt trieån vaên minh toaøn caàu. Nhö ta vaãn thöôøng noùi muoán phaùt trieån nhanh caàn phaûi  ñoùn ñaàu, ñi taét  nhöng ñoùn ñaàu, ñi taét  khoâng coù nghóa laø hoïc moùt, hoïc veït nhaân loaïi, thuï ñoäng ñoùn nhaän maø phaûi ôû tö theá chuû ñoäng ñoùn nhaän,  tieáp thu vaø caûi taïo, linh hoaït aùp duïng cho phuø hôïp  vôùi ñieàu kieän thöïc teá vaên hoùa, xaõ hoäi, haï taàng…. cuûa ñaát nöôùc. Cuõng caàn phaûi löu yù, chuùng ta chuû ñoäng  khoâng coù nghóa laø quaù caûnh giaùc ñeán möùc sôï hoøa tan  vaø maát ñi nhöõng giaù trò toát ñeïp cuûa thuyeàn thoáng maø phaûi bieát phaùt huy nhöõng giaù trò truyeàn thoáng cao quùy hoøa vaøo böùc tranh ña daïng cuûa theá giôùi theâm moät maøu saéc mang ñaäm höông vò truyeàn thoáng Vieät Nam. Muoán laøm ñöôïc ñieàu ñoù tröôùc heát chuùng ta phaûi töï trang bò hieåu bieát, khoâng ngöøng hoïc taäp, reøn luyeän tri thöùc cô baûn vöõng chaéc khi ñang laø hoïc sinh - tuoåi treû hoïc ñöôøng.
2. Vôùi ñaëc thuø cuûa moät tröôøng caáp III, tröôøng THPT Bình Long coù nhöõng lôïi theá nhaát ñònh veà toå chöùc. Chuû yeáu hoïc sinh laø ôû ñoä tuoåi Ñoaøn, sinh hoaït ñoaøn raát taäp trung. Vì vaäy caùc hoaït ñoäng cuûa Ñoaøn cuøng caùc vaán ñeà veà hoïc taäp ñöôïc keát hôïp qua laïi thoáng nhaát. Beân caïnh ñoù, soá giaùo vieân ñoä tuoåi Ñoaøn töông ñoái nhieàu: 55 ñoaøn vieân, chieám 67,1% toång soá giaùo vieân. Chính vì vaäy maø söùc treû, tinh thaàn treû ñöôïc phaùt huy cao. Vôùi chuû tröông  moãi Ñoaøn vieân giaùo vieân laø moät taám göông göông maãu, laø moät thuû lónh cuûa moãi Chi ñoaøn, moãi Ñoaøn vieân ñaõ coù söùc khôi gôïi lôùn cho trong tinh thaàn hoïc aäp cuûa hoïc sinh. Phöông phaùp daïy hoïc laø phöông  tieän luoân ñöôïc quan taâm, ñoåi môùi. Töø vieäc chæ ñôn thuaàn daïy hoïc theo phöông phaùp tryeàn thoáng: thaày giaûng, troø cheùp, ghi nhôù theo kieåu “taàm chöông trích cuù”. Nay phöông phaùp tröïc quan ñöôïc aùp duïng ñaïi traø, hoïc troø töï hoïc, töï khaùm phaù laø chuû yeáu. Coù nghóa laø ñeà cao tinh thaàn chuû ñoäng cuûa hoïc sinh trong quaù trình tieáp thu tri thöùc nhaân loaïi vaø trang bò tri thöùc cho mình. Cuøng vôùi vieäc thöïc hieän thi, kieåm ta nghieâm tuùc  töø laâu nay cuõng laø moät caùch thöùc toát giuùp hoïc sinh luoân ôû tö theá chuû ñoäng hoïc taäp. Nhôø  taïo ñöôïc nieàm tin, söï nhieät tình quan taâm cuûa caùc ñoaøn theå xaõ hoäi, ñaëc bieät laø hoäi phuï huynh hoïc sinh. Ñeå tranh thuû ñöôïc söï uûng hoä ñoù, ñoaøn phaûi noùi vaø laøm cho caùc ñoaøn theå thaáy ñöôïc nhöõng caùi caàn laøm, phaûi laøn maø noù mang laïi lôïi ích, taïo hieäu quaû hoïc taäp toát cho hoïc sinh. 
Trong naêm naêm gaàn ñaây nhaát ( 20025 – 2009) tröôøng ñaõ coù15 giaùo vieân ñaït danh hieäu giaùo vieân gioûi caáp cô sôû, 4 giaùo vieân treû ñaït danh hieäu ñaït danh hieäu giaùo vieân gioûi caáp tænh. Naêm naøo cuõng coù hoïc sinh gioûi caáp quoác gia, maø ñoái töôïng höôùng daãn caùc em laø giaùo vieân treû. Caùc hoaït ñoäng, mang laïi ích lôïi cho söï phaùt trieån nhaân caùch, vaên hoùa ñöôïc maïnh daïn aùp duïng trong tuoåi treû tröôøng caáp III Bình Long. Nhö caùc cuoäc giao löu, keát hôïp  vôùi caùc toå chöùc ban nghaønh trong vaø ngoaøi tröôøng. Thöïc hieän caùc hoaït ñoäng ngoaïi khoùa thieát thöïc. Nhö toå chöùc hoûi ñaùp veà kieán thöùc thö vieän tröôùc côø ñöôïc duy trì  haøng thaùng. Caùc hoaït ñoäng khaùc gaén vôùi nhu caàu hoïc taäp cuûa hoïc sinh nhö phaùt thanh hoïc ñöôøng, laøm nguyeät san ra haøng thaùng, taïo ñieàu kieän cho hoïc sinh töï boäc loä tieáng noùi cuûa mình moät caùch khaùch quan. Noùi chung laø nhöõng hoaït ñoäng gaén lieàn giöõa chuyeân moân vaø ñoaøn theå luoân ñöôïc phaùt huy. Töø ñoù Ñoaøn tröôøng, Nhaø tröôøng coù nhöõng thoâng tin nhanh, phaûn hoài kòp thôøi ñaùp öùng nhöõng ñoøi hoûi cuûa hoïc sinh. Chính vì vaäy, ñaõ töø laâu nay, chuùng toâi khoâng chæ ñôn thuaàn trang bò kieán thöùc khoa hoïc cô baûn chuyeân nghaønh cho hoïc sinh maø coøn  ñaùp öùng phaàn naøo kieán thöùc xaõ hoäi. Ñeå töø ñoù laøm neàn taûng, cô sôû vöõng vaøng cho hoïc sinh khi ra ñôøi.
Nhöõng chính saùch khuyeán khích hoïc sinh bieát vöôn daäy, vöôït leân chính mình cuõng raát ñöôïc chuù troïng trong Ñoaøn tröôøng. Haøng naêm Ñoaøn tröôøng ñeàu xaây döïng quyõ hoïc boång, soá löôïng hoïc boång trao cho hoïc sinh taêng haøng naêm. Naêm hoïc 2009 - 2010 soá tieàn laø : 4 20 000ñ. Naêm nay seõ coù chuû tröông taêng soá ñoái töôïng vaø soá tieàn hoïc boång leân gaáp ñoâi. Moãi naêm xaây moät caên nhaø tình nghóa cho moät gia ñình ngheøo. Caùc hình thöùc hoaït ñoäng naøy, chuùng toâi huy ñoäng tinh thaàn ñoùng goùp chuû yeáu  laø töø Ñoaøn vieân trong chi ñoaøn, keát hôïp vôùi Chi hoäi Chöõ Thaäp ñoû, Coâng ñoaøn tröôøng.  Vaø noù ñaõ trôû thaønh thoâng leä toát ñeïp, thaám vaøo maùu, suy nghó  cuûa moãi Ñoaøn vieân. Coù theå noùi ñaây laø moät trong nhöõng thaønh coâng ñaùng keå trang bò cho hoïc sinh veà caùch soáng coù ích cho coäng ñoàng, quan taâm xaõ hoäi ngay töø khi coøn ngoài treân gheá nhaø tröôøng.
 Khi xaõ hoäi vaø theá gôùi chuyeån höôùng theo thaùi cöïc toaøn caàu hoùa. Queâ höông, ñaát nöôùc ñang ñöùng tröôùc nhöõng vaän hoäi môùi, vaø caû thaùch thöùc lôùn. Roõ raøng caàn  trang bò cho hoïc sinh kieán thöùc hoaøn thieän veà moïi maët. Ñaëc bieät laø trong thôøi ñaïi thoâng tin ngaøy nay. Söï caàn thieát laø cung caáp cho hoïc sinh kieán thöùc veà kó thuaät soá,  vi tính vaø voán ngoaïi ngöõ. Taïo neàn taûng cô baûn cho moät theá heä nhaân löïc coù chaát löôïng cao töø vieäc ñaøo taïo caên baûn. Ñaây laø moät trong nhöõng vaán ñeà quan taâm haøng ñaàu cuûa chuùng toâi.
3.  Töø nhöõng thöïc teá ñoù, chuùng toâi thaáy raèng caàn phaùt huy hôn nöõa phöông phaùp daïy hoïc môùi,  moät trong  nhöõng yeâu caàu ñeàu tieân laø taêng tính chuû ñoäng, töï khaùm phaù cuûa hoïc sinh. Vì thöïc teá, moãi moät con ngöôøi laø moät  caù nhaân ñoäc laäp. Moïi giaù trò yù töôûng ñeàu hình thaønh töø moät caù nhaân vaø sau ñoù môùi aùp duïng vaøo  xaõ hoäi. Caùc chöông trình haønh ñoäng cuûa tröôøng cuõng ñöôïc trieån khai cuï theå, vaø ñaëc bieät laø chuù troïng tính saùt thöïc vaø tính hieäu quaû trong chöông trình haønh ñoäng hoïc ñöôøng, giaûm nhöõng hoaït ñoäng röôøm raø, laáy thaønh tích. Noù vöøa toán keùm vöøa khoâng mang laïi tính hieäu quaû cho hoïc taäp. Maïnh daïn tranh thuû nhöõng ñoùng goùp uûng hoä vaø söï quan taâm cuûa caùc ban nghaønh nhaèm taïo moái lieân heä giöõa nhaø tröôøng vaø xaõ hoäi nhö moät caùch ñeå taêng cöôøng xaõ hoäi hoùa giaùo duïc. Tieáp thu nhöõng giaù trò khoa hoïc tieán boä cuûa theá gôùi, taêng cöôøng ñaàu tö chuyeân  moân cho giaùo vieân,  ñaëc bieät laø giaùo vieân treû. Moät vaán ñeà nöõa cuõng ñaùng ñöôïc nhaân roäng, ñoù laø aùp duïng nhöõng trang thieát bò tieân tieán vaøo daïy hoïc, caùc hoaït ñoäng nhö tham quan thöïc teá, ngoaïi khoùa, thöïc haønh cuõng laø nhöõng phöông phaùp truyeàn thoáng tích  cöïc luoân  ñöôïc phaùt huy.
4.  Töø thöïc teá khaùch quan vaø chuû quan, xeùt töø nhöõng thuaän lôïi vaø khoù trong naêm naêm naêm qua. Chuùng toâi thieát nghó, ñeå ñaûm baûo cô baûn yeâu caàu cuûa quaù trình phaùt trieån queâ höông, ñaát nöôùc, ñeå theo kòp vôùi thôøi ñaïi vaø theá giôùi. Ñieàu caàn thieát ñaàu tieân  laø vaän ñoäng moät caùch hieäu  quaû ñeå toaøn daân yù thöùc ñöôïc vai troø cuûc giaùo duïc, toaøn xaõ hoäi hoùa giaùo duïc moät caùch maïnh meõ vaø ñoàng boä. Phaùt huy truyeàn thoáng  hieáu hoïc cuûa daân toäc, xaùc ñònh vai troø troïng yeáu cuûa giaùo duïc trong söï nghieäp phaùt trieån kinh teá xaõ hoäi cuûa queâ höông. Gaén lieàn vôùi cô sôû lí luaän, moái quan heä bieän chöùng vaø thöïc teá cuûa cô sôû haï taàng, trình ñoä daân trí, nhu caàu ngöôøi daân treân  queâ höông mình. Ñoàng thôøi gaén chieán löôïc phaùt trieån kinh teá, vaên hoùa, xaõ hoäi vôùi chieán löôïc phaùt trieån con ngöôøi, maø cuï theå laø ñaàu tö cho phaùt trieån giaùo duïc. Vôùi vai troø cuûa toå chöùc Ñoaøn, toâi thieát nghó chuùng ta coù theå laøm ñöôïc caùc vieäc sau baèng nhöõng chöông trình haønh ñoäng cuûa mình:
- Coù nhöõng chöông trình haønh ñoäng thieát thöïc, boå ích, mang laïi hieäu quaû hoïc taäp cho hoïc sinh nhö  caùc chuyeán ngoaïi khoùa, veà nguoàn, gaén caùc hoaït ñoäng cuûa Ñoaøn vôùi caùc hoaït ñoäng giaùo duïc trong thanh thieáu nieân.
- Phaûi thöôøng xuyeân caäp nhaät nhöõng chuyeån bieán, thay ñoåi  tieán boä cuûa giaùo duïc tænh baïn, ñaát nöôùc vaø theá giôùi nhaèm coù phaûn hoài kòp thôøi  vôùi chính quyeàn ñeå coù nhöõng chæ ñaïo saùt sao, theo yeâu caàu phaùt trieån cuûa ñòa phöông.
- Coù nhöõng bieän phaùp, chính saùch cuûa Ñoaøn ñeå thu huùt nhaân löïc ñaûm baûo chaát löôïng thöïc söï phuïc  vuï cho queâ höông, traùnh tình traïnh  tuyeån cöû “ laáp choã troáng”, buø thieáu caû nhöõng nhaân löïc treû khoâng coù naêng löïc trong giaùo duïc.
- Phaùt huy tinh thaàn saùng taïo, naêng ñoäng cuûa tuoåi treû, tinh nguyeän  veà vuøng saâu, vuøng xa, vuøng ñoàng baøo thieåu soá phuïc vuï nhu caàu giaùo duïc, phoå caäp kieán thöùc, naâng cao maët baèng daân trí, phoå caäp vi tính…  ôû caùc vuøng naøy.
 - Tham möu vôùi caùc nhgaønh, caùc caáp coù nhöõng söï quan taâm ñuùng möùc vôùi ñôøi soáng giaùo vieân, coù nhöõng söï ñaàu tö ñeå ñaøo taïo giaùo vieân coù trình ñoä chuyeân moân, ñaùp öùng cô sôû vaät chaát giaûng daïy.
- Coù nhöõng chöông trình khuyeán hoïc, hoã trôï hoïc taäp, thu huùt hoïc boång cuûa caùc toå chöùc nhaèm ñoäng vieân, khuyeán khích hoïc sinh ngheøo, hoïc sinh hieáu hoïc phaán ñaáu hoïc taäp.
Ñeå laøm ñöôïc ñieàu ñoù, ñoaøn thanh nieân tröôùc heát xaùc ñònh roõ vai troø cuûa mình trong söï nghòeâp giaùo duïc chung cuûa  toaøn theå queâ höông, ñaát nöôùc. Moãi Ñoaøn vieân thanh nieân vöøa laø moät ngöôøi troø nhöng ñoàng thôøi laø moät ngöøôi thaày trong xaõ hoäi. YÙ thöùc hoïc taäp gaén lieàn vôùi yù thöùc soáng vaø lao ñoäng trong tuoåi treû. Vaø leõ ñöông nhieân raèng, muoán coù moät töông lai töôi saùng phaûi coù moät cô sôû kieán thöùc laøm neàn taûng, muoán queâ höông giaøu ñeïp phaûi hoïc taäp ñeå daây döïng, muoán toå quoác phoàn vinh phaûi coù nhöõng nhaân taøi.
Söï phaùt trieån xaõ hoäi laø quy luaät nhöng noù khoâng phaûi quy luaät coá ñònh, baát bieán. Noù coù theå trì treä hoaëc nhanh choùng ñeàu coù yeáu toá taùc ñoäng cuûa con ngöôøi nhö ñaõ noùi. Nhaân toá con ngöôøi laø nhaân toá quyeát ñònh, quyeát ñònh caû chính ñôøi soáng con ngöôøi vaø caû xaõ hoäi. Vì vaäy  queâ höông mình muoán giaøu, ñeïp, nhaân daân mình muoán no aám,…  Phaûi coi phaùt trieån giaùo duïc nhö moät chieán löôïc laâu daøi. Moät töông lai töôi saùng nhaát, raïng ngôøi nhaát laø töông lai coù tri thöùc ñeå taïo ra moät theá giôùi hoøa bình, no aám, vaø höõu nghò baùc aùi./.

                                                                                   
                                   










Truyện Kiều - Hành trình vượt quốc gia bước ra thi đàn thế giới
15:41
28/11/2015


BPO - Cùng với các hoạt động giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, kiệt tác "Truyện Kiều" đã vượt các đường biên giới quốc gia để bước ra thi đàn thế giới.

Thông qua các bản dịch và công trình nghiên cứu chuyên sâu, phần di cảo mang "hồn cốt" dân tộc này của Đại thi hào Nguyễn Du đã lan tỏa và làm say lòng bè bạn trên khắp các châu lục.

Trên thực tế, ngay từ cuối thế kỷ XIX, vào năm 1884-1885, "Truyện Kiều" đã được Abel des Michel dịch ra tiếng Pháp.

Trên phương diện văn bản, cho đến nay tác phẩm này đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng phổ cập nhất và đã đến được với đông đảo công chúng bạn đọc ở tất cả các nền văn hóa lớn trên toàn thế giới.

Biết bao thế hệ các nhà Việt học, các học giả và thi nhân đã dụng công tìm hiểu, thâm nhập"Truyện Kiều" và tìm cách vượt qua rào cản ngôn ngữ tiếng Việt vốn được xem là "thiên biến vạn nan" để chuyển tải thi phẩm mang "tinh thần Á Đông và giá trị nhân văn của khu vực" sang một ngôn ngữ mới.

Theo thống kê sơ bộ, đã có gần 40 bản dịch Truyện Kiều ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau như Pháp, Anh, Nhật, Trung, Nga, Hàn Quốc, Hung
ary, Ba Lan, Tiệp Khắc, Phần Lan, Arab, Đức, Bulgaria, Romania, Tây Ban Nha, Mongolina, Lào, Thái Lan...

Nhiều công trình nghiên cứu về nội dung tư tưởng và thi pháp nghệ thuật "Truyện Kiều" cũng đã được công bố.

Tại Mỹ, Pháp và Nga - những quốc gia từng có mối liên hệ đặc biệt với Việt Nam trong lịch sử,"Truyện Kiều" được dịch và nghiên cứu khá nhiều. Đặc biệt, riêng với tiếng Pháp, Truyện Kiều có tới 13 bản dịch.

Sự xem trọng của người Pháp với "Truyện Kiều" được minh chứng bằng việc tác phẩm này và tác giả Nguyễn Du được đưa vào bộ từ điển nổi tiếng "Các tác phẩm của tất cả các thời đại và các xứ sở" của Hiệp hội biên soạn Từ điển và Bách khoa toàn thư, xuất bản ở Paris năm 1953 (Dictionnaire des oeuvres de tous les temps et de tous les pays - Société d'édition de dictionnaires et encyclopédies, Paris 1953).

Đáng chú ý, bên cạnh các bản dịch "Truyện Kiều" của học giả Việt Nam hoặc Việt kiều, một số bản dịch "Truyện Kiều" còn được các nhà thơ Pháp dịch sang tiếng Pháp.

Ngay đầu thế kỷ 20, khi tiến hành chuyển ngữ, nhà thơ Rene Crayssac đã xúc động làm một bài thơ có tên "Kim và Kiều."

Nhà nghiên cứu người Pháp này cũng đánh giá rằng "'Truyện Kiều' của Nguyễn Du là một kiệt tác có thể so sánh với những kiệt tác của bất cứ quốc gia và thời đại nào."

Tại Mỹ, việc dịch và nghiên cứu "Truyện Kiều" đã diễn ra từ trước những lần "lẩy" Kiều của cựu Tổng thống Bill Clinton (11-2000) và Phó Tổng thống Joe Biden (7-2015).

Năm 1973, giáo sư Việt kiều Huỳnh Sang Thông, giảng viên Đại học Yale, đã dịch "Truyện Kiều" sang tiếng Anh.

Ngoài ra còn có 3 bản dịch khác của Lê Xuân Thủy, Lê Cao Phan và Michael Counsell. Riêng tại Đại học California, giáo sư Mariam cũng đã có nhiều bài nghiên cứu sâu và chuyên biệt về"Truyện Kiều."

Tại Nga, "Truyện Kiều" được giới thiệu và nghiên cứu khá công phu bởi hàng loạt cái tên như N.Niculin, Tcachiov, Steinberg...

Ở Đức, trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, vợ chồng Irene và Franz Faber đã dành hơn 7 năm để dịch "Truyện Kiều" từ tiếng Pháp và hoàn thành vào 1963.

Tại Nhật, trong chiến tranh thế giới thứ 2, "Truyện Kiều" đã được dịch giả Komatsu Kiyoshi dịch từ tiếng Pháp, đồng thời so sánh tác phẩm này với Genji Monogatari - một kiệt tác của văn học Nhật Bản, với nhận xét: "
Đây là một tác phẩm thơ trữ tình trường thiên chứa đựng rất nhiều tinh thần và văn hóa của người An Nam."

Tại Hàn Quốc, "Truyện Kiều" được độc giả tại đây xem trọng tới mức họ gọi tác phẩm "Xuân Hương truyện" (cũng nói về một phụ nữ tài sắc, dù rơi xuống địa vị xã hội thấp kém nhưng vẫn giữ vẹn nhân cách) của mình bằng cụm từ "Truyện Kiều của Hàn Quốc."

Tại Trung Quốc, nhiều nhà nghiên cứu đã gọi "Truyện Kiều" bằng cụm từ "Việt Nam đệ nhất văn nghệ kỳ thư" và gọi Nguyễn Du là "nhà thơ kiệt xuất Việt Nam."

"Truyện Kiều" cũng đặc biệt gắn bó máu thịt với đời sống tâm hồn của những người con đất Việt tha hương.

Theo tiến sỹ Bountheng Souksavatd thuộc Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào, "Đoạn trường tân thanh" vẫn luôn tồn tại và thắp sáng trong mỗi con người Việt ở Lào, cho dù là người già hay người trẻ.

Và điều quan trọng hơn đối với người Việt ở Lào là hiếm có tác giả và tác phẩm nào ngấm vào máu thịt của họ và có sức sống lâu bền đến vậy…

Nguyễn Du là thi hào Việt Nam đầu tiên đi vào lịch sử văn hóa nhân loại. Cho tới nay, "Truyện Kiều" cũng là tác phẩm tiếng Việt được đọc và chia sẻ nhiều nhất trên thế giới.

Chưa bao giờ số người yêu mến và tự nguyện nghiên cứu Nguyễn Du và "Truyện Kiều" lại nhiều như hiện nay. Điều này chứng tỏ Nguyễn Du và
đã có một đời sống mới ở bên ngoài đất nước.

Năm 1965, Nguyễn Du đã chính thức đi ra với thế giới với việc Hội đồng hòa bình thế giới đề xuất kỷ niệm 200 năm ngày sinh cùng với 8 danh nhân văn hóa thế giới khác, trong đó có Dante (Italy) và Lomonosov (Nga).

Diễn ra trong năm nay theo nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO, các hoạt động trên quy mô quốc gia và quốc tế kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Nguyễn Du là dịp để khẳng định tên tuổi của Người và đưa các giá trị bất hủ của "Truyện Kiều," của văn hóa dân tộc Việt Nam tỏa sáng và vươn xa hơn nữa.

Nam Cao - sự nghiệp và chân dung



BPO - Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945, là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
Với 15 năm cầm bút, ông đã để lại một văn nghiệp đồ sộ với 2 tiểu thuyết, 50 truyện ngắn, bút ký…, trong đó có những nhân vật như lão Hạc, giáo Thứ, Bá Kiến, Thị Nở, Chí Phèo … không thể phai mờ trong tâm trí người đọc nhiều thế hệ.

* Nhà văn hàng đầu của chủ nghĩa hiện thực

Nam Cao viết truyện đầu tay lúc chưa tròn 20 tuổi, viết tác phẩm xuất sắc Chí Phèo lúc 26 tuổi, viết tiểu thuyết Sống mòn lúc 29 tuổi, viết bài ký Định mức phục vụ kháng chiến (1951). Với 15 năm cầm bút, ông đã kịp để lại một khối lượng tác phẩm không nhỏ, đặc biệt trong hệ thống tác phẩm của ông, nổi bật một phong cách Nam Cao trữ tình, sâu lắng, trào lộng, xót xa, hóm hỉnh mà tế nhị, sang trọng mà bình dị, tinh vi mà khái quát.
Ở đây có cả văn chương, có cả tâm huyết, có cả tài năng lớn của một ước vọng nhân văn cao đẹp mà nhà văn ký thác với cuộc đời. Sự nghiệp văn chương của Nam Cao có thể chia làm 2 thời kỳ rõ nét: Trước cách mạng và sau cách mạng.
Ngay từ những bước đi ban đầu, Nam Cao là một nhà văn hiện thực trong khả năng khái quát những mặt bản chất của xã hội cũ. Khi vật lộn kiếm sống ở Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may và bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác.
Các truyện ngắn của ông: Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư được đăng trên “Tiểu thuyết thứ bảy” và báo “Ích hữu”. Trở ra Bắc, Nam Cao dạy học ở trường tư thục Công Thành, đường Thụy Khuê, Hà Nội. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học. Truyện ngắn Cái chết của con Mực, và các bài thơ của ông đăng trên báo “Hà Nội Tân văn” với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi (tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ) của Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này, khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.
Tác phẩm Chí Phèo - một truyện ngắn xuất sắc được viết từ cái làng yêu dấu gắn với tuổi thơ của ông với những câu chữ đau vào tận gan ruột, viết về số phận người nông dân bị xã hội thực dân phong kiến đàn áp, biến dạng từ bần cùng hóa đến lưu manh hóa, đánh dấu bắt đầu sự nghiệp văn học của ông.
Từ tác phẩm để lại dấu ấn này, cho đến năm 1944, là thời kỳ sáng tác sung mãn và có hiệu quả nhất trong đời viết văn của Nam Cao. Ông đã đạt tới đỉnh cao chất lượng mới: Chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học.
Trong các trang viết của mình, Nam Cao đã nhìn thấy và chỉ cho người đọc thấy cái xã hội trong nô lệ và lạc hậu xứ mình, cái xã hội phân chia đẳng cấp, bất công và phi nhân ấy đã làm tha hóa, biến dạng, biến chất con người ta như thế nào.
Xét một cách tổng thể, sáng tác của ông trước cách mạng tập trung vào hai đề tài lớn: Người tiểu tư sản nghèo và người nông dân, khai thác trực tiếp từ cuộc sống bản thân tác giả và bà con nông dân làng quê... Miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, tủi nhục của người tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những đau đớn trong tâm hồn của họ và đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Đó là cái bi kịch của những kẻ khao khát sống cuộc sống có ý nghĩa chân chính mà cứ bị những lo lắng cơm áo hàng ngày giày vò, phải sống cuộc sống "đời thừa" vô nghĩa như các tác phẩm: Đời thừa, Nước mắt, Trăng sáng, Bài học quét nhà.
Nhiều truyện của Nam Cao cũng đã ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng của người tiểu tư sản, đấu tranh với sự cám dỗ của cuộc sống hưởng lạc tư sản (Quên điều độ, Trăng sáng, Truyện tình); đấu tranh với lối sống ích kỷ, dung tục tiểu tư sản để vươn tới lẽ sống nhân đạo.
Truyện dài Sống mòn (1944) là sự tổng hợp của những sáng tác về đề tài tiểu tư sản của Nam Cao. Truyện dài Truyện người hàng xóm (đăng báo 1944) miêu tả cuộc sống lam lũ tối tăm của một xóm nghèo ngoại ô, nhưng ánh lên cái nhìn lạc quan nhân đạo của những người nghèo khổ.
Với hơn hai chục truyện ngắn viết về nông dân (Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới, Một bữa no, Lang Rận, Điếu văn, Mua danh, Tư cách mõ...) Nam Cao đã dựng lên bức tranh về nông thôn Việt Nam những năm 1940-1945. Nhà văn thường đi vào cuộc sống những kẻ cùng khổ, thấp cổ bé họng, bị ức hiếp nhiều nhất. Đặc biệt đi sâu vào nỗi khổ của tâm hồn bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm và đã khẳng định mạnh mẽ bản chất đẹp đẽ của họ ngay cả khi họ bị vùi dập đến mất cả hình người, tình người.
Cùng với nhà văn hiện thực xuất sắc Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, các tác phẩm của Nam Cao thời kỳ 1941-1944 đã góp phần không nhỏ vào thành tựu của dòng văn học hiện thực Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ngòi bút Nam Cao hoạt động với tư cách ngòi bút của một cán bộ làm báo, làm văn. Ngoài viết văn, ông còn viết tin, làm ca dao, soạn kịch ngắn tuyên truyền, viết hoặc dịch sách phổ thông về địa lý, lịch sử, thời sự. Ông coi đó là “những công việc nhũn nhặn, thầm lặng nhưng có ích”.
Trong mảng sáng tác sau cách mạng, Nam Cao đã để lại nhiều sáng tác có giá trị đặc sắc và tiêu biểu cho văn xuôi kháng chiến thời kỳ đầu. Nhật ký ở rừng (1948) viết trong thời kỳ ông công tác tại Bắc Kạn, đã thể hiện niềm yêu thương ấm áp đối với quần chúng miền núi chất phác mà thiết tha với cách mạng, niềm quyết tâm và tin tưởng của người nghệ sĩ tiểu tư sản trung thực đang nỗ lực vươn lên trong cuộc sống mới.
Truyện ngắn Đôi mắt (1948) là một truyện ngắn thành công nhất của Nam Cao trong kháng chiến. Chuyện biên giới và bút ký Vài nét ghi qua vùng giải phóng viết trong dịp nhà văn tham gia chiến dịch Cao Bằng-Lạng Sơn (1950), là những ký họa sinh động, tràn ngập không khí lạc quan, có những hình ảnh giản dị, đẹp đẽ về chủ nghĩa anh hùng, tất cả toát lên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của bộ đội, nhân dân trong chiến dịch.
Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao có những đặc sắc, độc đáo mà đa dạng. Các tác phẩm của ông vừa rất mực chân thành vừa có một ý vị triết lý, một ý nghĩa khái quát sâu xa. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh, vừa gân guốc, lại vừa thắm thiết trữ tình.
Nhà văn tỏ ra có sở trường miêu tả tâm lý con người, nhất là khi đi vào miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp. Ngôn ngữ văn xuôi của ông cũng mới mẻ, gần gũi với ngôn ngữ của quần chúng, giản dị mà đậm đà, sống động nhất là trong ngôn ngữ đối thoại. Có thể nói, về nhiều mặt, các tác phẩm của Nam Cao đánh dấu một bước phát triển mới của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam.

* Một vài nét về cuộc đời nhà văn, liệt sĩ Nam Cao

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29-10-1915 tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Cha ông là Trần Hữu Huệ (1890-1967) thợ mộc, làm thuốc, mẹ là Trần Thị Minh, làm vườn, làm ruộng, dệt vải. Vợ Nam Cao là bà Trần Thị Sen (1916-2002). Nhà văn Nam Cao có 4 người con (3 trai, 1 gái).
Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. Học xong trung học, ông vào Sài Gòn sống gần ba năm với một người cậu. Từ 1936, bắt đầu viết văn trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu... Năm 1938 ông dạy học tại một trường ở ngoại ô Hà Nội và viết báo.
Năm 1941, ông dạy học ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá Cứu quốc và tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương. Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã.
Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc và là Thư ký tòa soạn tạp chí Tiên Phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Trung Bộ một thời gian. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam.
Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên chiến khu Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và làm thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1948, Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn Nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung -ương.
Ngày 30-11-1951, trên đường đi công tác vào vùng địch hậu liên khu III, Nam Cao cùng đoàn cán bộ thuế nông nghiệp bị địch phục kích và đã anh dũng hy sinh. Ông ngã xuống khi trang bản thảo cuối cùng của tác phẩm “Định mức” còn chưa khô mực.
Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật (đợt 1, 1996) cho các tác phẩm: Nhật ký ở rừng, Đôi mắt (truyện ngắn), Sống mòn (tiểu thuyết), Truyện ngắn chọn lọc (xuất bản năm 1964), Chí Phèo (truyện ngắn), Nửa đêm (truyện ngắn).
 

Trung tâm Tư liệu-TTXVN

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

CÒN ĐÂU THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT - COPPY TRÊM TUỔI TRÈ


-          Tháng 11 - ngoài kia người người đang tung hô, ca ngợi nghề giáo. Đọc những lời ca ngợi, nhận những món quà từ học trò, bỗng dưng tôi thấy thẹn với chính mình.


Ôi nghề giáo! Cái nghề được coi là cao quý trong tất cả các nghề, giờ cũng chỉ là cái cần câu cơm... Không có gió, không có khói mà khóe mắt cay cay. Chẳng biết ngoài kia có ai đồng cảm với tôi không, có ai đó cũng đang trăn trở, có ai đó cũng đang mỗi ngày đến lớp cho xong trách nhiệm rồi về?
Lần tay gỡ tờ lịch. Chạm phải con số, bỗng nhiên thảng thốt: Tháng 11 rồi ư? Hèn gì mà mấy hôm nay ra đường đã thấy những panô, biểu ngữ chuẩn bị cho ngày nhà giáo sắp tới.
Ai đó đã ví nghề giáo như người đưa đò. Cứ mỗi lượt khách sang sông thì người vận chuyển quay về bến cũ. Khách lên bờ và tiếp tục hành trình. Có mấy ai trong muôn vạn người kia một lần về bến cũ? Có mấy ai còn nhớ người đưa đò? Bởi vậy, có người bạn đồng nghiệp đã nói với tôi rằng: “Làm nghề giáo bạc lắm!”.
Thời đó tôi mới ra trường, lòng còn đầy nhiệt huyết, sức trẻ đang hừng hực với những khát khao và cống hiến. Trong lòng tôi chỉ ước ao mỗi ngày được đứng trên bục giảng, say sưa truyền đạt tri thức ấp ủ bấy lâu cho những học sinh thân yêu kia. Cho nên tôi đâu hiểu được hết những ẩn ý trong câu nói của người đồng nghiệp khi ấy.
Rồi thì “thức đêm mới biết đêm dài”. Gần mười năm đi dạy, tuổi đời cũng nhiều, tuổi nghề cũng có, vui nhiều và buồn cũng chẳng ít, thất vọng ê chề cũng ăm ắp. Mỗi ngày, mỗi lần lên lớp lòng cứ giằng co, cứ trăn trở về những cái gọi là quy chuẩn nghề nghiệp. Tôi nghĩ về câu nói “tôn sư trọng đạo” mà bao đời người ta vẫn ca ngợi, rồi bất chợt buồn. Hình như khái niệm đó giữa thời buổi này đã mai một ít nhiều.
Có một thực tế là học trò bây giờ thấy thầy cô giáo cứ ngước mắt nhìn kiểu vô cảm, đến cả phép lịch sự chào hỏi người lớn còn chưa có thì lấy đâu ra cái gọi là “tôn sư”? Tôi không nói là tất cả, tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng cách ứng xử như vậy là của đa số học sinh bây giờ. Tôi thấy buồn và tôi thật sự hụt hẫng.
Nhưng không, sự hụt hẫng chưa dừng lại ở đó... Từ hụt hẫng ban đầu chuyển sang cái gọi là thất vọng. Thất vọng khi chân lý “Thương cho roi cho vọt” đã sắp hết thời, hết thông tư này đến nghị định nọ quy định về thái độ, hành vi ứng xử của giáo viên với học sinh trong nhà trường lần lượt ra đời. Hầu như trong buổi họp nào các kiểu quy định cũng được nhắc đi nhắc lại đến nhàm chán.
Bây giờ, ngay cả lời nhắc nhở hơi lớn tiếng cũng được gọi là bạo hành tinh thần học sinh. Chỉ một lời phê thật lòng trên bài làm cũng bị dư luận mang ra mổ xẻ, hay chỉ cần một chút sơ suất không kiềm chế hành động thì với tốc độ lan truyền của mạng xã hội hiện nay, thầy cô bỗng chốc trở thành người có lỗi...
Buồn khi phải co mình lại
Càng nghĩ lại càng xót xa. Học sinh còn quá ngây thơ để nhận ra được những góc khuất của giáo dục. Các em chưa đủ kinh nghiệm sống để nhận ra đâu là tâm huyết của người thầy trong cách giáo dục các em. Nhiều em còn luôn tỏ thái độ khó chịu, thậm chí ghét những thầy cô hay nói nhiều, hay răn dạy...
Và rồi tôi lại xót xa cho chính mình. Từ một sinh viên sư phạm với nhiệt huyết ngày nào, theo thời gian lòng yêu nghề cứ mai một dần. Mắt phải tập làm ngơ với những ngỗ nghịch của học trò, tai phải lờ đi khi nghe các em nói những lời không đẹp, miệng phải khép trước những ứng xử thô lỗ từ phụ huynh... để được yên thân tiếp tục công việc.




- Giáo viên trường tôi tới tháng nhận lương, nhìn số tiền thực nhận và các khoản đóng góp… chỉ biết lắc đầu.
 

Chúng tôi công tác tại một huyện miền núi. Nơi đây núi bao bọc trùng điệp. Toàn thấy mì, mía, vài đám ruộng nhưng chế độ mà chúng tôi được hưởng là phụ cấp xã đồng bằng. Không có gì lạ cả, vẫn có xã đồng bằng của huyện miền núi.
Thu nhập của chúng tôi có gì khác ngoài lương. Muốn dạy thêm cũng không mấy em đi học, tìm công việc để có thu nhập ngoài lương đâu có dễ. Mà thời gian đâu để làm thêm khi yêu cầu dạy - học ngày càng cao. Chắc có bạn sẽ cho rằng trên núi không phải chi tiêu gì nhiều. Nhầm to.
Thử lên nơi chúng tôi đang công tác đi một buổi chợ, các bạn sẽ phải lắc đầu thè lưỡi. Mọi thứ được bán với giá cao vì lý do vận chuyển xa xôi. Giáo viên chúng tôi phải mặc áo dài, đồ công sở lên lớp, muốn mua vải may một cái áo dài, chị em phải chạy xuống phố. Những vật dụng khác cũng vậy. Mấy đồng lương thấm vào đâu?
Đồng lương nhỏ bé, trách nhiệm lớn lao. Chúng tôi phải ra sức học, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ mới mong đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. Mấy anh em trong trường đều than rằng: giá như lương đủ nuôi cái miệng thì chúng ta sẽ chỉ nghĩ đến việc dạy.
Cuộc sống chỉ trông chờ vào lương. Nhận lương xong lại ngậm ngùi... Xin thưa, ngậm ngùi vì lẽ lương ít lại bị trừ rất nhiều khoản. Tất cả khoản đóng góp, khi đưa về giáo viên không thể không đóng dù gọi là tình nguyện.
Mà đã là tình nguyện thì tại sao không đóng theo kiểu tự nguyện, tùy mỗi người mà nhất định phải là một ngày, nửa ngày lương? Lương giáo viên tính 26 ngày và hầu như liên tục đóng một ngày lương, nửa ngày lương. Nếu cần tiền làm việc gì cũng không thể nợ để qua tháng sau vì như thế sẽ bị trừ điểm, thi đua cuối năm không còn.
Hỡi ôi!... Nghịch lý thay, tất cả khoản giáo viên được hưởng như: tăng lương cơ bản, chuyển ngạch, phụ cấp thâm niên, tăng bậc lương... hầu như chưa bao giờ chúng tôi được hưởng liền, cứ phải đợi dài cổ rồi truy lĩnh. Khi nhận thì trượt giá rồi. Nhưng chúng tôi không thể nợ các khoản đóng góp?
Năm nào cũng như năm nào, ngoài các khoản bắt buộc như bảo hiểm các loại, công đoàn phí thì chúng tôi đều đặn đóng các khoản (trên danh nghĩa gọi là tình nguyện nhưng phải bắt buộc đóng): quỹ tang chế, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, quỹ mái ấm gia đình, quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, chữ thập đỏ, quỹ tương trợ công đoàn cơ sở, quỹ tương trợ công đoàn ngành, huyện, ủng hộ bão lụt, tương trợ trẻ em, quỹ tương trợ ngành tỉnh, quỹ vì phụ nữ nghèo, quỹ ngân hàng bò, quỹ tiếp sức cho em đến trường...
Chỉ riêng quỹ tương trợ có đến ba chỗ để đóng: cơ sở, ngành, tỉnh... Đã vậy, các khoản hỗ trợ đã đóng ở trường rồi, về nhà thì địa phương lại đến nhà thu tiếp. Từ chối thì được trả lời chỉ tiêu trên đưa xuống, phải thu.
Nói ra thành nhỏ mọn, không nhân ái, không có tinh thần “lá lành đùm lá rách”, nhưng một người đau chân thì làm sao quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến người khác. Phải thắt lưng buộc bụng để nộp các khoản gọi là “tình nguyện”.
Trong khi đa số giáo viên (ít ra là trường tôi) xuất thân là con nông dân, ra đi dạy, phần lo cho gia đình, phần lo cho bản thân. Lương ít ỏi tháng nào ăn hết tháng đó, lấy đâu tiền để đám cưới, mua đất, cất nhà, mua xe, vi tính, điện thoại...
Tóm lại muốn mua gì, sắm gì thì đến ngân hàng. Không trả nổi theo hợp đồng, chúng tôi oằn ra trả lãi quá hạn. Ngày ngày đến lớp trang phục chỉnh tề, giảng dạy nhiệt tình, hoạt động ngoại khóa tích cực, có đủ loại hồ sơ sổ sách... và đóng búa xua các khoản hỗ trợ. Có biết giáo viên chúng tôi trả lãi ngân hàng hằng tháng?
                                                                                                     M.M -  TUỔI TRẺ
05/11/2015 09:27 GMT+7
TT - Sau bài viết “Còn đâu “thương cho roi cho vọt”” ngày 4-11, Tuổi Trẻ đã nhận được nhiều phản hồi từ các thầy, cô giáo gửi về tâm sự về nghề giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 đang gần đến.
\

Xin đừng “tôn vinh” quá mức nữa...
Tôi yêu thích nghề giáo khi còn học lớp 8, lớp 9 (hệ 10 năm ở miền Bắc) vì thần tượng của chúng tôi thuở ấy là thầy cô giáo trong trường. Thầy cô ngày đó luôn được phụ huynh, học trò nể phục, kính trọng dù thỉnh thoảng chúng tôi bị thầy cô la rầy, nặng lời trước lớp. Những lúc đó, bản thân học trò tự giác, vui vẻ chấp nhận; luôn nghĩ phần lỗi thuộc về mình và tự nhủ cần phải cố gắng. Không hề có một lời trách móc, đổ lỗi cho thầy cô...
Tôi nhập ngũ và vào miền Nam chiến đấu, nhưng giấc mơ vào ngành sư phạm vẫn không nguôi ngoai dù lắm lúc cận kề cái chết. Tôi tự nhủ nếu chẳng may hi sinh thì thôi, còn sống đến ngày hòa bình nhất định sẽ đi học nghề sư phạm.
Năm 1977, sau khi tham gia các trận đánh ở biên giới Tây Nam, tôi được đơn vị cử đi ôn thi đại học và thi đậu vào ngành văn Đại học Cần Thơ. Bốn năm sau, tôi trở thành thầy giáo về dạy ở một trường vùng sâu...
Nói hơi dài dòng một chút vì con đường sư phạm do tôi chọn không phải bộc phát, tức thời mà vì niềm say mê, sự phấn đấu và quyết tâm để trở thành “kỹ sư tâm hồn”. 
Ra trường năm 1981, thời “bao cấp” biết bao thiếu thốn, vất vả nhưng tinh thần luôn thoải mái vì mình đạt được ước nguyện theo nghề giáo cao quý...
Nhưng càng ngày càng có những ràng buộc đối với nghề giáo với đủ thứ quy định. Có lẽ người ta muốn thầy cô giáo phải trở thành những tấm gương sáng cho học sinh, cho phụ huynh và cho cả toàn xã hội. Thầy cô phải thánh thiện, phải ăn nói dịu dàng, nhẹ nhàng; thầy cô phải tươi cười mặc dù tiền đã cạn mà lương chậm, chưa có kịp thời, chưa có tiền mua sữa cho con...
Các quyền làm thầy mất dần như không được la rầy các em trước lớp khi các em vi phạm nội quy, không được nêu tên những học sinh vi phạm kỷ luật trong buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần... Thầy cô có trách nhiệm phải hiểu học sinh, không được áp đặt hoặc “bạo hành” bằng việc làm và trong cả lời nhắc nhở, răn dạy! Nói gọn lại là phải “kính trọng” học sinh, phụ huynh...
Ngược lại, học sinh ngày nay được “giao quyền” rất nhiều. Đó là quyền dân chủ trong trường học, học sinh có quyền góp ý với thầy cô giáo. Học sinh có quyền trẻ em, không ai được xúc phạm đến trẻ em. Rồi tác động của xã hội vào môi trường giáo dục khiến thầy cô giáo bao phen khổ sở vì học sinh ngày càng hỗn hào; không tôn trọng thầy cô, nhà trường. “Tôn sư trọng đạo” có nguy cơ trở thành khẩu hiệu!
Đến hẹn lại lên! Tháng 11 đã về và những lời tôn vinh nghề giáo lại có dịp nở rộ. Xin đừng tôn vinh quá mức nữa mà hãy hành động bằng việc làm cụ thể để thầy cô giáo, để nghề dạy học trở về ngày xưa - thuở “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” được xã hội coi trọng thật lòng!LÊ LAM HỒNG
Ai đã góp phần làm tàn lụi lòng yêu nghề?
Đọc xong bài báo, tôi cũng thấy cay cay nơi mắt mình. Thiệt tình trong lòng tôi thấy thương cho thầy cô giáo đang ngày ngày lên lớp; họ cứ lầm lũi đến trường hằng ngày, lầm lũi dạy và khi làm xong phận sự, vội vã về nhà lo toan cơm nước, con cái, nhà cửa...
Rất nhiều người đam mê nghề giáo và họ dấn thân vào nghề này như một sự hi sinh, chấp nhận. Nhưng buồn thay, ngọn lửa nhiệt tình tàn lụi dần qua những năm tháng đối mặt với “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”!
Họ phải từ bỏ con người thật của mình để ép mình theo đúng những quy chuẩn, quy định. Một hành vi vô lễ, một việc làm vi phạm nội quy của học sinh diễn ra trước mắt nhưng người thầy lắm lúc phải thực hiện bốn không: “không nghe, không thấy, không biết, không nói”.
Có mắt mà phải làm như không thấy, có tai mà phải làm như không nghe, có trí mà phải làm như không biết và có miệng mà phải làm như người vô cảm vậy! Còn đau đớn nào bằng! Họ phải cố nén dằn cảm xúc, phải nén cơn đau buồn vào trong lòng rồi tự an ủi mình: “Nói ra, dạy nó thì nó không nghe, ích gì!”.
Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi mình làm nghề giáo là nghề như thế nào mà được xã hội trân trọng, được cho là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”? Phải chăng đây là nghề trực tiếp tiếp xúc với con người? Là nghề dạy chữ, dạy làm người cho học sinh? Những nghề khác cũng vậy sao không được tôn vinh?
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta bao đời quý trọng nghề dạy học! “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” - hiền tài có được từ nhà trường, từ công lao dạy dỗ của các thế hệ đội ngũ thầy cô từ xưa đến nay.
Nhưng người thầy hiện nay vì sao chưa tận tâm dạy dỗ, chưa hết lòng vì con trẻ? Chính những quy định, những chế tài của ngành đã “góp phần” làm lụi tàn nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ của không ít giáo viên mà nội dung bài báo là một thí dụ...

LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG
Khúc ca Bình Long



Bình Long vùng đất yên bình,
 Năm năm tên mới - thị thành sang trang.
Từ vùng đất đỏ ba - gian,
Một thời quật khởi, quê hương anh hùng.

Chiến dịch Nguyễn Huệ lẫy lừng.
Vang danh một thuở, lập công để đời.
Bây giờ dân khắp muôn nơi…
Màu xanh quê mới gọi mời về đây.

Đổi thay thị xã từng ngày
Lòng dân,  ý đảng chung tay làm giàu.
Hai bên đường phố nhà cao,
Bóng cây râm mát, tự hào niềm tin.

Nhiều con đường mới mở thêm
Hàng cây ngõ phố khắc tên anh hùng.
Đường Ngô Quyền, đường Quang Trung…
Thênh thang dẫn lối vào trong nội thành.

Bình Long như một bức tranh.
Tiềm năng phát triển, màu xanh gọi mời
Nhớ lời Bác dạy trọn đời,
Đồng lòng xây dựng bầu trời quê hương.


                                                                                                                           Bình Long, 23/3/2014









             
ĐI TRÊN ĐƯỜNG BÌNH LONG



Mình cùng nhau,
Dạo trên đường Bình Long tiếng ve ngân hạ đến.
Bầu trời xanh trong, hàng cây cao rợp bóng
Phố nhỏ yên bình chung bước bên nhau.

Tràn ngập niềm vui!
Những con đường rợp bóng cây xanh
Tên tuổi anh hùng lịch sử đã gắn tên
Là Nguyễn Huệ, đại thi hào Nguyễn Du và danh nhân Nguyễn Trãi….
Thênh thang trải dài, bao mới lạ thân quen.

Để hôm nay anh và em  hòa chung niềm hạnh phúc.
Cùng mơ ước một ngày phía trước
Thị xã quê mình cùng mọi miền đất nước,  
Hội nhập với năm châu.

Rộn ràng thay,
Đi trên những con đường nhộn nhịp yên vui.
Nhớ lại bao chiến công ngày trước
     Cùng hòa chung nhịp bước
Và cầm tay nhau, ngập tràn niềm tin.

Giờ đây
Di sản Quốc gia là Mộ ba nghìn người,
Đã thành công viên văn hóa quê hương.
Chiều về trên khắp các ngả đường,
Học sinh cùng nhau vui đùa nhộn nhịp
Tượng đài Kim Đồng nhắc các em thơ chăm học
Lời dạy Bác Hồ soi rạng lối con đi.

Tự hào biết mấy!
Khi buổi chiều về đi trên đường thị xã,
Nghe quen tiếng hát:
“Bình Long ngày mới” ngân vang.

   Bình Long,  tháng 5/2014