Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

THỦ ĐOẠN VÀ KHAO KHÁT

Trái đất quay hai mươi tư giờ
Lại trở về vạch xuất phát.
Rồi tất cả cũng về vạch xuất phát: số không (O)
Hình của quả địa cầu là số không vĩ đại
Hình của mặt trời là số không nhưng nó đã đánh lừa nhân loại bằng hao quang ánh sáng
Sự thật của chân lý là lúc bình minh hoặc khi hoàng hôn buông
Tức là thời trẻ thơ hồn nhiên và tuổi già kiệt cùng thủ đoạn
Chỉ có mặt trăng hiền từ, chân thật
Lại không che dấu nổi bản chất số không - O,
                                                         nên đã quằn quại hết khuyết lại tròn. Đau đớn!
Trên đại lộ, vì danh - lợi mà vô tâm hoặc cố ý, con người đè lên dải phân cách Trắng - Đen.
Khi màn đêm buông  con người thu mình vào cao ốc bóng đèn cao áp phơi rõ sự thật nằm trơ trẽn                                                            dưới nhân gian.

Hỡi loài người cứ việc hát ca.
Và cứ khóc, cứ cười cho thọa từ dục vọng!
Nhưng đừng để da mặt nhăn sau một nụ cười.
Vì nụ cười sảng khoái nhất là số không của muôn vàn mâu thuẫn đang hiện hình trên khuôn mặt.
Để sau một tiếng sét, ta vẫn giữ được sự bình yên.
Hỡi những nhà tiên tri sao chưa bao giờ nói trước?
Ta thèm một chén rau dưa sau mỗi độ hoang tàn
Muốn cái nhìn rộng lương khi mắc một nỗi oan
Cần câu động viên sau mỗi lần thất bại
Khát nụ hôn nồng nàn sau khi đã chia tay.
Sự bình yên sẽ trở về.
Khi trên đại lộ,
màn đêm buông xuống.
Khi trên đại lộ,
không còn dải phân cách: Trắng - Đen

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

LỤC BÁT THÁNG BA- Hình

LỤC BÁT THÁNG BA

Tháng ba chín mộng mùa xuân
Em nghiêng nón đổ nắng ngân xuống thềm
Sân đình hội hát giao duyên
Nam thanh nữ tú...thề nguyền với nhau.

Tháng ba nắng đổ vàng au
Hoa xoan tím rụng rơi đầu ngõ thưa.
Lắng động lại chút tình xưa
Nàng Bân đan áo mang mưa rét về

Lúa phơi mau tuổi dậy thì.
Đưa mình gió nhẹ không hề cao sang.
Tháng ba vác cuốc ra đường
Thấy màu cuộc sống đang cùng đổi thay


Mẹ ngồi bấm đốt ngón tay
Thời gian in rõ chai dày đường gân
Những ngày dập hạt phân vân
Ngẫm mùa sang lại phân phân….với mùa.

Tháng ba lại nhớ ngày xưa
Tôi cùng với bé nô đùa bên nhau
Thời gian lặng lẽ trôi mau
Hội Duyên, hội Hứa cùng nhau hẹn hò

Ngờ đâu bé đã sang đò
Tháng ba em cưới lễ to nhất làng./..

                                                 Quyết Lam



Đền Đông Giáp - Cửa Điện, Làng Xuân Hoa
Một lần trở về tuổi thơ







Trước  cổng đình làng vân Hải, 6/2012




Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

THƠ BÌNH LONG 5 NĂM THÀNH LẬP


Khúc ca Bình Long


Bình Long vùng đất yên bình,
 Năm năm tên mới - thị thành sang trang.
Từ vùng đất đỏ ba - gian,
Một thời quật khởi, quê hương anh hùng.

Chiến dịch Nguyễn Huệ lẫy lừng.
Vang danh một thuở, lập công để đời.
Bây giờ dân khắp muôn nơi…
Màu xanh quê mới gọi mời về đây.

Đổi thay thị xã từng ngày
Lòng dân,  ý đảng chung tay làm giàu.
Hai bên đường phố nhà cao,
Bóng cây râm mát, tự hào niềm tin.

Nhiều con đường mới mở thêm
Hàng cây ngõ phố khắc tên anh hùng.
Đường Ngô Quyền, đường Quang Trung…
Thênh thang dẫn lối vào trong nội thành.

Bình Long như một bức tranh.
Tiềm năng phát triển, màu xanh gọi mời
Nhớ lời Bác dạy trọn đời,
Đồng lòng xây dựng bầu trời quê hương.


                                                                                - Bình Long, 23/3/2014 -





             
ĐI TRÊN ĐƯỜNG BÌNH LONG




Mình cùng nhau,
Dạo trên đường Bình Long tiếng ve ngân hạ đến.
Bầu trời xanh trong, hàng cây cao rợp bóng
Phố nhỏ yên bình chung bước bên nhau.

Tràn ngập niềm vui!
Những con đường rợp bóng cây xanh
Tên tuổi anh hùng lịch sử đã gắn tên
Là Nguyễn Huệ, đại thi hào Nguyễn Du và danh nhân Nguyễn Trãi….
Thênh thang trải dài, bao mới lạ thân quen.

Để hôm nay anh và em  hòa chung niềm hạnh phúc.
Cùng mơ ước một ngày phía trước
Thị xã quê mình cùng mọi miền đất nước,  
Hội nhập với năm châu.

Rộn ràng thay,
Đi trên những con đường nhộn nhịp yên vui.
Nhớ lại bao chiến công ngày trước
     Cùng hòa chung nhịp bước
Và cầm tay nhau, ngập tràn niềm tin.

Giờ đây
Di sản Quốc gia là Mộ ba nghìn người,
Đã thành công viên văn hóa quê hương.
Chiều về trên khắp các ngả đường,
Học sinh cùng nhau vui đùa nhộn nhịp
Tượng đài Kim Đồng nhắc các em thơ chăm học
Lời dạy Bác Hồ soi rạng lối con đi.

Tự hào biết mấy!
Khi buổi chiều về đi trên đường thị xã,
Nghe quen tiếng hát:
“Bình Long ngày mới” ngân vang
                                
                              - Bình Long,  tháng 5/2014 -




Hình về thăm khu lưu niệm Nguyễn Du - 6/2012


TRỜI  BÌNH  LONG  XANH  TRONG

                                                                     Mừng thị xã Bình Long 5 năm thành lập
                                                      (01/11/09 – 01/11/014)

                               Đi giữa bầu trời xanh, xanh bao hy vọng
                               Đánh thắng quân thù, ta ca bài ca mới.
                               Đọng lại trong tim bao niềm tin rực lửa
                               Năm năm qua tự hào là Bình Long quê ta.
                                     
                               Niềm vui mới cho lòng ta phơi phới
                               Chiến hào năm xưa dấu vết đã không còn
                               Ơn đảng quang vinh trời Bình Long xanh thẳm
                               Lòng tự hào bao hứa hẹn tương lai.

                               Ngọn lửa hôm nay rọi sáng tới ngày mai
                               Sức sống dâng trào xuân trong ngực trẻ
                               Từ đạn bom vươn mình trên đất mẹ     
   Ngân vang rộn ràng trời Bình Long xanh trong.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Sức sống mãnh liệt của một bí thư đoàn trường

                                                                                Viết bởi: Phan Thị Thoáng
       Nhìn vào đôi mắt thâm quầng trũng sâu là tôi biết đã mấy ngày nay thầy không ngủ vì trận lũ vừa rồi đã vắt kiệt sức lực và hoa màu của quê thầy. Đó là niềm đau, nỗi lo của người con xa xứ. Người tôi muốn nói đến là thầy Trương Văn Phuơng nguyên Bí thư Đoàn trường THPT TX. Bình Long kiêm ủy viên thường vụ huyện đoàn Bình Long  tỉnh Bình Phước, một  thầy giáo trẻ phải chịu nhiều thử thách, có số phận nghiệt ngã nhưng lại có nghị lực mạnh mẽ can trường với tinh thần vượt cạn của người con xứ Nghệ nghèo đang và đã đạt được nhiều thành tích rất đáng phâm phục  trong công tác Đoàn thanh niên và giảng dạy trong ngành giáo dục ở tỉnh Bình Phước.
       Thầy xuất thân từ một gia đình nông dân tại dải đất hẹp miền trung Hà Tĩnh.  Điều đó đã giúp Thầy sớm có nhận thức chịu khó học hành với ý chí phải học và chỉ có học mới thoát được vòng luẩn quẩn của cái nghèo. Bắt đầu đi học là Thầy  đã ươm mầm ước mơ trở thành người thầy giáo trường làng với ý chí và niềm tin sắt đá. Để thực hiện ước mơ ấy người đã rất vất vả, một nửa ngày cắp sách đến trường còn nửa ngày còn lại thì dắt trâu ra đồng chăn. Mỗi khi mùa hè đến thầy phải thức dậy từ 2 giờ sáng lên thành phố Vinh xa cách nhà thầy 14km để  lấy kem về bán dạo để có tiền đến lớp. Cứ như thế thầy dần vượt qua cấp I cấp II rồi cấp III và thi đậu đại học như mơ ước. Trong thời gian học Sư phạm, từ năm 2000 đến năm 2004 thầy tự đi làm thuê để lo cho việc học,  khi tốt nghiệp với tấm bằng khá thầy  tình nguyện đến huyện Bình Long (cũ) tỉnh Bình Phước, một vùng đất còn nhiều khó khăn của Tổ quốc để giảng dạy. Từ đó tôi mới được biết về thầy qua những bài giảng đầy nhiệt huyết và ấm áp tình thương của thầy dành cho học trò. Thầy không ngừng tìm tòi, nghiên cứu với một tinh thần tự học miệt mài, vì thế đã nhiều lần thầy đạt danh hiệu chiến sĩ tiên tiến xuất sắc. Không những thế từ năm 2006 đến nay thầy còn là một Bí thư Đoàn trường năng nổ, nhiệt hyết,... thường xuyên gần gũi quan tâm đến hoàn cảnh học trò khó khăn. Sự cống hiến của thầy trong công tác Đoàn đã mang đến cho thầy nhiều thành tích tự hào, nhiều giấy khen của huyện đoàn Bình Long, giấy khen của ủy ban Hội chữ thập đỏ tỉnh Bình Phước và 2 bằng khen của Trung ương  Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
        Thế nhưng khó khăn lại đến với thầy, năm học 2006 -2007 đi tập huấn bí thư đoàn trường học do tỉnh đoàn tổ chức thầy đã bị tai nạn lao động, vụ tai nan khủng khiếp đã cướp đi 50% tỉ lệ thương tật sức khỏe của người thầy tâm huyết, trẻ tuổi. Tưởng trừng như mọi khát vọng bình dị muốn cống hiến của người thầy đã bị vụt tắt. Toàn trường ai cũng lo lắng và thương cảm thầy, nhiều giọt nước mắt của học sinh trong trường đã rơi …, tình thương lại càng nhân lên khi biết rằng thầy chỉ một mình lập thân làm giáo viên xa gia đình tại tỉnh Bình Phước này . Và một kỳ diệu đã xuất hiện ở người thầy giàu nghị lực ấy, bằng tinh thần lạc quan yêu đời và ý chí “vượt cạn” ngày nào, thầy đã trở lại trường lớp, trở lại với các phong trào thanh niên và các gia đình người nghèo, các bài giảng và các em nhỏ vùng xa... như ngày nào.
        Tuy sức khỏe không còn như trước nhưng thầy vẫn đảm nhiệm xuất sắc vai trò của người thầy và người cán bộ đoàn. Không những thế, thầy còn là Hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước và đã xuất bản một tác phẩm thơ do nhà xuất bản Thanh niên phát hành, ngoài ra thầy có niềm đam mê viết bài đưa tin, đóng góp cho báo địa phương phương và nhiều tờ báo lớn: báo Tuổi Trẻ, Tạp chí Thế giới mới.... Ngoài thơ văn cộng tác thầy còn giúp giới thiệu nhiều bạn học sinh nghèo đạt được những suất học bổng và những trợ cấp để chắp cánh ước mơ cho các bạn học sinh nghèo. Thầy là tấm gương sáng cho bao thế hệ học sinh chúng tôi về một con người sống tích cực và ý chí mạnh mẽ, như thầy hay nhắc với chúng tôi “Ý chí là sức mạnh của cuộc sống, ở đâu có ý chí  ở đó có con đường” . Vâng, nhìn vào hình ảnh thầy chúng ta thấy được điều đó như một phương châm sống có thực.  
        Trở về cuộc sống riêng tư thầy có hoàn cảnh rất khó khăn. đã 10 năm tha hương thầy vẫn ở khu tập thể dành cho các thầy cô chưa có chỗ ở, đã 33 tuổi xuân thầy vẫn sống độc thân. Tài sản quý giá nhất của thầy là những bằng khen là tủ sách báo và tài liệu nghiên cứu, môt chiếc máy tính cũ mua lại và một chiếc bếp ga với vài cái soong chảo nho nhỏ xếp gọn gàng trong một tủ sắt cũ nhà trường cho giáo viên nghèo,.. Tất cả đều được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp trong căn phòng chật hẹp 10 mét vuông, tôi vẫn cảm thấy chúng rất cô đơn nhưng không hiu quạnh như chính cuộc đời của thầy, tôi cảm thương thầy hơn và nghĩ có bàn tay người phụ nữ chăm sóc sớm chiều cho thầy thì đỡ hiu quạnh….
      Nhiều lần tôi vô tư hỏi thầy không thấy cô đơn sao mà không lấy vợ. Thầy cười bình thản đáp: “ Thầy nghèo thế này cô nào mà thương! Thầy đã có tình thương yêu, quan tâm của các em dành cho thầy và thầy được truyền đạt kiến thức cho các em trên bục giảng, được chăm sóc những trẻ em nghèo, người già cô đơn, bà con vùng sâu vùng xa…là thứ tài sản vô giá rồi, thầy không cô đơn nữa”.

ĐỜI SỐNG CẦN CÓ TẤM LÒNG - Trích từ Dân Trí



      TT - Phía sau những học sinh được nhận học bổng - giải thưởng “Bạn tôi - người vượt khó” là những thầy cô hay những người hàng xóm tốt bụng, như “ông Bụt” ở đời.

    Tấm lòng thầy cô
Họ đã mang hết cái tình đến với những học trò suýt rớt lại bên lề con đường đến trường vì gian nan của cuộc sống.
Khi được tin đi Huế nhận học bổng, Nguyễn Thị Thanh Mai - học sinh lớp 12A7 Trường THPT Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM - ngạc nhiên quá đỗi. Mãi sau Thanh Mai mới biết cô giáo Nguyễn Ngọc Hà đã tìm hiểu gia cảnh và viết bài giới thiệu. Câu chuyện bất ngờ của Mai cũng là câu chuyện của nhiều học sinh khác trên cả nước khi có những thầy cô giáo tận tụy, âm thầm viết bài giới thiệu học trò mình cho chương trình học bổng.
Trong những ngày đứng trên bục giảng, thầy Lê Tấn Thời - giáo viên Trường THCS thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang - để ý đến hai cô học trò thông minh nhưng có khuôn mặt buồn là Nguyễn Lương Mỹ Tiên và Dương Bảo Châu. Thầy dò hỏi học sinh trong lớp và đến nhà hai em. Đó là hai cảnh đời cơ cực.
Dương Bảo Châu sớm mất cha mất mẹ, dì Ba - người hàng xóm cưu mang em - lại mang căn bệnh ung thư giai đoạn cuối nên phải gửi em vào chùa Long Phước (Chợ Mới, An Giang). Còn Mỹ Tiên mồ côi cha, phải cùng mẹ chạy ăn từng bữa cho gia đình có người anh bị bại não, ông ngoại bị tai biến. “Tôi viết cho các học trò khác biết rằng những người học giỏi nhất trong trường có hoàn cảnh kém may mắn đến như vậy, để các em học tập nghị lực và cùng nỗ lực vươn lên” - thầy Lê Tấn Thời tâm sự.
Đầu năm học 2010-2011, bước vào lớp, thầy Phạm Được (Trường THPT Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) nhận ra ngay sự vắng mặt của cô học trò Nguyễn Thị Thúy. Học sinh trong lớp cho thầy biết Thúy nghỉ học vì gia cảnh quá khó khăn. Tiếc cho một học trò sáng dạ, thầy Được đã giới thiệu Thúy cho học bổng - giải thưởng “Bạn tôi - người vượt khó” - điểm tựa mà thầy từng giới thiệu cho ba học trò của mình vào năm 2010. Thầy viết về học trò của mình, những dòng chữ đau đáu: “Nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau... Bi kịch còn ác nghiệt hơn với gia đình nhỏ này khi sau trận ốm thập tử nhất sinh, không chỉ đôi mắt mù lòa mà đôi chân của mẹ Thúy cũng liệt, phải kiên trì tập luyện lắm mới đi lại được một cách khó khăn...”. “Ngày trước nhà tôi cũng nghèo khó, mẹ tôi không biết chữ nên vất vả. Tôi cũng suýt khuỵu ngã trên con đường học vấn nên thương lắm học trò nghèo có ý chí” - thầy Phạm Được bày tỏ. Để Thúy có thể đến trường thong thả hơn, thầy Phạm Được gặp đồng nghiệp để xin hỗ trợ tiền học thêm, xin ban giám hiệu miễn học phí và tặng Thúy sách giáo khoa cũ để Thúy học tập.
Đồng cảm với học sinh
Thầy Trương Văn Phương, giáo viên Trường THPT thị xã Bình Long, Bình Phước, đã khiến những người duyệt bài cho học bổng - giải thưởng lần này ngỡ ngàng. Riêng đợt này thầy đã giới thiệu mười học sinh của trường. Thầy Lê Tấn Thời đã nhận xét về người bạn của mình: “Phương đã trao thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người, bằng cái tâm của một người thầy với học trò, cho dù đó là những học trò mình chưa hề giảng dạy. Có lẽ quá khứ của Phương đã khiến trái tim ấy mẫn cảm với cuộc sống và thân phận học trò”.
Thầy Phương tâm sự: “Ngày còn nhỏ tôi sống ở Hà Tĩnh, mỗi mùa giáp hạt mẹ phải rang cám cho gia đình ăn qua bữa, rồi mẹ mất năm tôi 23 tuổi. Cuộc sống của tôi như thế nên tôi đồng cảm với học sinh của mình, những học trò nghèo xác xơ lại thiếu thốn tình cảm mẹ cha”. Bị tai nạn lao động nên sức khỏe thầy Phương hạn chế, gia cảnh hiện thời cũng chẳng khấm khá, nên dùng ngòi bút gần như là cách duy nhất thầy giúp học trò. Ngoài việc giới thiệu học trò cho “Bạn tôi - người vượt khó”, thầy còn viết bài giới thiệu học trò cho một số học bổng của tỉnh Bình Phước. Thầy Phương cho biết: “Tôi sống được đến giờ này là nhờ bao nhiêu người thương yêu, giúp được các em học sinh vài cái chữ giới thiệu học bổng thì đã là gì lớn lao”.
Trong những ngày này thầy Phương lại chạy đến từng trường mà các học sinh được nhận học bổng do mình giới thiệu đề xuất xin cho các em nghỉ học, rồi lại xuất tiền lo xe cộ để các em lên TP.HCM đi Huế.
                                           
                                                                                                           Mai Vinh - TT

Truyện ngắn - Quyết Lam

TÂM SỰ

Sống lặng thầm với trường lớp thân thương.
Tài sản cuộc đời gói tròn trong ngăn cặp.
Tình thương, ân nghĩa trông chờ ngày hai buổi
Lên lớp giảng bài học trò được say mê.

Chỉ mong chờ bài giảng được hay hơn
Để tuổi thơ mặn nồng cùng tiết dạy
Những giọt mồ hôi lặng thầm trong lớp học
Vun tình yêu, làm vơi bớt những nhọc nhằn.


Hạnh phúc đến  từ những mơ ước thân thương.
Mình thấu hiểu hơn giá trị ngày hai buổi
Không gió mưa, chẳng nhọc nhằn gì ngăn nổi
Vì ánh mắt học trò, tràn mơ ước tương lai.           

                                                CHỦ TỊCH XÃ RÓT


Mấy ngày nay dân xã Phú Hải huyên náo hẳn lên.
Ômg Rót – tên khai sinh là Trần Rích Rót – vừa trúng cử vào nghế chủ tịch xã. Khi chưa đổ hòm hiếu ra ai cũng chắc là ông Rót sẽ trúng cử rồi. Dân làng ai cũng cam đoan là thế. Họ cam đoan như vậy không phải ông Rót, à chủ tịch Rót, có bằng cấp gì cho cam, thời buổi này bằng cấp rẻ như bèo, ăn nhằm được ai – trên tỉnh có chuyện mua đi bán lại như là mua rau mua cá đấy thôi! Cũng chẳng phải chủ tịch Rót được nhiều người tín nhiệm thật sự. Ối dào ai làm cũng vậy, ăn như nhau cả thôi! Chủ tịch Rót trúng cử vì một lẽ rất phổ biến, phổ biến nên ai ai cũng biết. Dòng họ trần của vị tân Chủ tịch  chiếm hơn nửa cử tri trong xã Phú Hải ven sông Thượng Lam này. Lý do là vậy.
            Trông bề ngoài, khách quan mà nói, Chủ tịch Rót cũng chẳng có gì đặc biệt. Khuôn mặt hơi vuông: hai lưỡng quyền cao, được kê rất ân trên hai cái quai hàm bành, bộ lông mày rậm càng làm tăng sự hợp lí của các bộ phận. Vành râu mép đen cong như hình lưỡi liềm úp vào trên môi giầy khi nào cũng hơng hớng như chực cười với bà con. Trừ lũ trẻ thì nhận ra ở đấy một sự nghiêm nghị nhẹ nhàng mà kịch liệt. Khung trán không rộng lắm nhưng lại hơi nhếch sang bên phải. Một biểu hiện của khuôn mặt khó đoán. Vì vậy mà đã mấy lần Chủ tịch thách thức với các nhà tướng số trên tỉnh về, họ đều bó tay, chịu, không phán nổi con người Chủ tịch như thế nào! Tháo vát, trong công  việc hay là khuôn mặt ẩn náu đầy những thủ đoạn và sự gian ngoa.
            Chủ tịch xã Rót  có một thói quen rất dễ chiếm cảm tình của người dân quê hồn hậu. Đó là gặp ai Chủ tịch cũng hỏi chào rất chu đáo: người già thì Chủ tịch tỏ ra rất lễ phép: “ Dạ, Bác lên làng trên về ạ!”; “ Bẩm! Con kính cụ ạ!”. Gặp người trung niên thì tỏ ra rất lễ độ: “ Chào chị, chị đi đâu về?!”; “ Chào anh Tứ! Hôm nay đâu về mà vui vẻ thế?!”. Gặp trẻ con rất lịch sự khi đáp lời: “Ừ, cháu đi học về à?!”….  Chào hỏi mọi người đối với Chủ tịch Rót được xem như một nhiệm vụ thường trực. Chủ tịch làm việc đó như sợ người ta giành hết của mình đi mất, nên gặp ai Chủ tịch cũng chào hỏi rất mau mồm mau mép. Thói quen chào hỏi – theo quan điểm của người dân quê là rất có đạo đức và đã trở thành một nếp sống của Chủ tịch. Rất đáng hoan ngênh. Một nếp sống văn hóa mà Chủ tịch ý thức được rằng lúc nào cũng cần tỏ ra là như thế với người dân quê ở đây.
            Phải thừa nhận một điều, từ khi chủ tịch Rót lên chức, bộ mặt xã Phú Hải thay da đổi màu hẳn đi.
            Chủ tịch Rót đã làm được rất nhiều việc hữu ích cho xã nhà.
Công lớn đầu tiên của Chủ tịch làm thay đổi diện mạo của xã là làm được con đường qua xã. Theo dự án, con đường liên xã không phải là qua xã Phú Hải này mà qua xã Phú Sơn. Dự án chừng như gần duyệt thì ông Rót cũng nhậm chức Chủ tịch xã. Ý nguyện của Chủ tịch là thế, cố gắng đưa con đường qua xã mình. Chính vì vậy mà bao phen Chủ tịch Rót phải chạy vạy. Mà nghe đâu, người của Chủ tịch trên huyện, trên tỉnh cũng có. Với bao nhiêu cái lợi, cái ích Chủ tịch trình lên cấp trên. Cùng với tài len lói, trườn trẹo chỗ này chỗ khác theo cái lý thuyết đắc địa mà chủ tịch đưa ra  “Hy sinh vì quần chúng ngho khổ!”. Dự án làm đường duyệt lại con đường liên xã đi qua xã Phú Hải.
Khúc đường qua xã Chủ tịch kiêm luôn cả nhà thầu.
Chỉ mấy tháng thi công, đường làm xong trước kế hoạch thời gian. Ấy cũng là nhờ vào cái tài của Chủ tịch. Vốn là người biết nhìn nhận công việc. Chủ tịch cho thi công làm đúng tháng ba, tháng nhàn cư nhất của con nhà nông. Con em nông dân ai muốn ngồi không bao giờ. Đi làm đường cho Chủ tịch, vừa tránh được những ngày mang tiếng “Nhàn cư vi bất thiện”, vừa có tiền lo miếng cơm mùa giáp hạt. Vậy là nhân công nhiều, con đường chả mấy chốc làm xong.
Thói thường dân quê lại thích vô can,  nên tiền công Chủ tịch trả bao nhiêu được bấy nhiêu. Cam chịu và chấp nhận là một đặc tính tốt của người nhà quê. Miễn là đừng bèo bọt quá so với công làm ruộng là được lắm rồi. Làm đường cho Chủ tịch dù phải hì hục từ sáng tới tối nhưng ai phàn nàn gì đâu. Ngày ba tháng  tám, biết làm gì  hái ra tiền. có đồng mua rau mua cháo đợi ngày thu hoạch mùa, Llỡ ai có dại dột mà ngứa mồm ho he, biết đâu đến tai, Chủ tịch cho nghỉ việc thì trơ mõm ra. Vậy là không ai nói với ai, họ làm cần mẫn, cật lực, chu đáo, chỉ biết đó là làm đường của chủ tịch Rót cho dân cày đi làm như Chủ tịch nói.
Khúc đường làm xong, nghiệm thu, chủ tịch Rót lại phải vận dụng cái tài tháo vát của mình lần nữa. Vì đường thiếu chất lượng, sỏi lát nền đường thiếu, đá kè chân quá thưa. Vậy là Chủ tịch phải một phen hao tốn,  có hao tốn, chạy vạy thì đâu mới vào đó được.
Chủ tịch Rót nghiễm nhiên mua chiếc xe máy cho con trai cưng đi học trường tư thục liên hiệp nước ngoài trên tỉnh.
Bà con lại kháo nhau: “ Nghe đâu xe của Chủ tịch là xe đời mới đấy!”, “ Hôm qua ông Liễn nói là xe đó bằng cả mười lăm con bò đực chứ phải ít đâu!”, “ Gớm thật!”. – một bà cụ sau khi nghe hai bác thợ cày nói chuyện thì lắc đầu ngao ngán.
Khuôn mặt khó đoán của Chủ tịch từ khi lên nhận chức lại thêm đặc tính phây phây đỏ nữa. Ngày nào cũng họp, ngày nào cũng bàn, m khách khứa cấp trên thì nhiều lắm. Vì thế ngày nào cũng ăn, cũng uống,  như Chủ tịch nói thì phải tiếp khách, khách khứa nhiều cũng… mệt.  Khi người ta thay đổi địa vị thì cũng cần chút thay đổi bề ngoài cho phù hợp với vị thế của mình chứ!. Nếu không để thị uy nữa thì cũng để phân biệt với lố dân đen hà tiện kia. Lố người mà cày về mệt, uống chén rượu cũng tính đến mấy loong gạo, mấy quyển vở ôly cho con. Mua một cái bánh tráng làm mồi cũng nghĩ tới vợ con ở nhà. Chủ tịch nghĩ đến mấy thân phận như thế mà thấy tủi thương cho họ, ấm ức với cái sinh đời bằng cả tấm lòng của một người cán bộ suốt đời vì dân, vì xóm! Nghĩ đến đó, Chủ tịch lại lắc đầu thở dài! Khó ai mà đoán được cái lắc đầu của Chủ tịch xuất phát từ lòng cảm thông hay một biểu hiện của sự khinh miệt.
Uy tín của Chủ tịch đã được củng cố trong bà con khi làm xong đường, lại được khẳng định vững chắc khi Chủ tịch bắt tay vào thi công xây dựng khu nghỉ mát bãi biển của xã, như  Chủ tịch nói, ông ta làm gì cũng vì bà con lối xóm, chứ bản thân Chủ tịch thì chạy trên chạy dưới tróc xương gót ra, cái nghề “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” ấy mà, cái đức độ là phải đặt lên đầu nhiệm vụ chức trách.
- Mình làm là làm cho mọi người hưởng. đđấy, đường thì họ đi, bộ mặt của xã lại đẹp thêm ra, ai cũng sướng mặt cả. Mình chỉ tội cái xác chứ có được gì đâu! Mọi cái sờ sờ ra đó,  dân họ biết, dân họ làm,  đúng với  nguyện vọng của họ. Vậy mà mấy buổi họp Đảng ủy xã, có mấy thằng còn thóc mách này nọ,  có thằng còn nói là Chủ tịch che mắt dân đen. ối dào, Chủ tịch lắc đầu, các cụ dạy không sai: làm quan đâu có dễ…. Chủ tịch ngừng một lát, nửa khung phải râu mép nhích lên một cái nhẹ nhàng, biểu hiện của một nụ cười kẻ kả, nói tiếp với bà Chủ tịch:
- Mà mình coi, dân làng có ai đến nỗi phàn nàn gì đâu! Chỉ có mấy thằng cứ tự cho mình là liêm chính suốt đời ấy – Chủ tịch bình luận thêm – có mà kiết xác suốt đời thì có.
- Bà Chủ tịch giữ một vẻ hệ trọng, an ủi:
- Thì cây ngay không sợ chết đứng mà ông,  đất nào mà lấp hết được miệng lưỡi thế gian! Những người phàm dạ họ thấy mình làm ăn dôi dôi tí chút họ lại ghen ăn tức ở, rõ người đời…
Thấy bà an ủi hợp rơ với mình, ông cao hứng nhấn mạnh:
- Bà thấy đấy  chứ,  xã Phú Hải  này có ai mà …
Ông Chủ tịch định nói là “ Có ai mà tài như tui đâu!”, nhưng  sợ sự kiêu hãnh của mình làm chột dạ người vợ  vẫn “ Đập  đi họ đứng” (nói sao nghe vậy) của mình, ổng lại thôi.
        Mà quả thật, Chủ tịch tự hào cũng có lý của nó. Mới làm xong đường lại làm bãi tắm kiêm khu nghỉ mát. Cái tài ủa Chủ tịch trong việc làm bãi tắm mới đáng nói, tài xoay xở mới làm cho những kẻ quan tâm đến thế sự trơ mắt ếch ra, ai cũng phải phục.
            Xã Phú Hải có địa điểm rất hữu tình. Mạn Tây dựa vào triền núi Mồng Gà, mạn Đông chạy ven theo biển. Tuyến đường chạy từ núi Mồng Gà ra đến bãi biển ngót mười ki-lô-mét tính theo đường chim bay. Nhưng khi phác họa địa hình bãi tắm, bằng trí tưởng tượng phong phú của của một nhà cầm quyền địa phương, Chủ  tịch cho gép bãi biển sát với chân núi Mồng Gà bằng một bức ảnh ghép  một bãi tắm hiện lên rất nên thơ, êm đềm vào bãi bồi dưới chân núi, phía trên nữa là triền núi thoai thoải dành cho xây dựng các nhà nghỉ, quán giải khát. Từng lối đi ẩn hiện dưới rừng tràm tạo một dáng vẻ đặc biệt của một khu nghỉ mát sinh thái, thật  tuyệt, một không gian tươi mát mà chắc chắn rằng các nhà thám hiểm địa lý chưa tìm thấy ở đâu có được trên quả địa cầu này.
            Chẳng bao lâu bãi tắm nghỉ mát cơ bản xây dựng xong.
            Sau khi đưa bãi tắm vào sử dụng chừng ba tháng, chủ tịch Rót cất ngon lành ngôi nhà lầu, với lối kiến trúc Thái Lan khang trang  nổi bật hẳn lên so với các ngôi nhà cấp bốn lợp ngói nền đất với xóm làng xung quanh.
            Đầu làng cuối xóm, trên đồng ngoài chợ, dân làng đâu đâu cũng thao thao với nhau về vị Chủ tịch đáng kính của mình. Người thì cho mình quen thân với Chủ tịch hơn cả, ngươi thì cho rằng không ai hiểu Chủ tịch hơn mình, người lại nhận mình bà con xa bà con gần với Chủ tịch…Họ bàn luận, họ đánh giá, họ khen đủ điều về tài kinh bang dời sông bạt núi của chủ tịch xã Rót. Ta có thể rút lại một câu có giá trị thay thế được tất cả những lời khen của dân làng rằng; chủ tịch xã Rót là nhất!
            Chủ tịch xã Rót đã hiện nhiệm được đúng một năm sáu tháng.
            Bộ mặt làng xã nói như chủ tịch Rót nói là “Nở nang” hẳn ra, đường,  Chủ tịch mua xe máy cho cậu quý tử đi học, bãi tắm, Chủ tịch xây nhà lầu.
            Chủ trương quy hoạch rừng bạch đàn chăn thả dê đang được gấp rút thi công. Rừng bạnh đàn chân núi Phú Hải chạy dọc theo chân núi Mồng Gà, có diện tích khoảng một ngàn héc-ta, lâu nay vẫn được bảo tồn để chống xói lở, khi lứa này khai thác xong thì trồng lứa khác. Nay Chủ tịch cho chặt hết. “Mời kĩ thuật viên”, ( Chủ tịch nói vậy) về chăn thả dê. Bạch đàn chặt trắng, cấy cỏ. Dân làng cũng thấy làm lạ, không ít người thắc mắc. Nhưng rồi Chủ tịch trấn an ngay, làm cho bà con thức tỉnh khỏi giấc ngủ mê muội của người nông dân. Nào là bao cái lợi, cái ích đang chờ đón phía trước mắt. Muốn kinh tế làng xã phát triển thì phải mạnh dạn đổi mới. Phải chuyển đổi cây trồng, phải thực hiện theo chính sách này chỉ thị nọ của Nhà nước… Chủ tịch cứ thế rót vào tai đám dân làng những thuyết lý cảm hứng như các luận lý của những nhà khoa học không tưởng. Cứ mở ra trước mắt họ một tương lai rạng ngời, sáng lạng mà cũng thật xa vời. Dân họ không biết những chuyện nghe xa vời hay lý thuyết khoa học cao xa nên họ tin, họ chờ đợi.
            Dân làng thấy bùi tai, họ say mê với những thuật ngữ khoa học cao xa đó của Chủ tịch Rót. Họ tin lời Chủ tịch như bản tin dự báo thời tiết của đài. Rồi họ tấm tắc: “ Chủ tịch Rót là nhất!”. Ừ, Chủ tịch xã Rót là nhất.
Tất cả dân làng háo hức chờ đợi mô hình kinh tế mới, mà như lời Chủ tịch, là mẫu mực cho cả huyện Bãi Bồi này làm theo. Dân họ bàn nhau. Họ cãi nhau. Họ tranh luận. Họ dự đoán. Họ chờ đợi. Và trong số dân làng cũng có người tin…ngờ ngợ ở con người và những thay đổi của Chủ tịch.
            Rừng bạch đàn đang được chuyển đổi.
            Đùng một cái. Cán bộ cấp trên về. Dân làng ngơ ngác: đó là thanh tra tỉnh.
            Việc xây dựng mô hình kinh tế mới ở rừng bạch đàn được lệnh ngưng. Khúc đường  liên tỉnh qua xã  được nghiệm thu lại, bãi tắm cũng khảo sát. Ngôi nhà, xe máy của Chủ tịch bị niêm phong.

¤
¤
 ¤
               
Vào một buổi sáng, trời không mưa nhưng mây ảm đạm. Một chiếc xe U- oát cùng ba đồng chí công an trong cảnh phục điều tra cơ động, điều tra viên về tại nhà Chủ tịch.  đọc lệnh  bắt Chủ tịch đi!
            Một số bà con sớm đó đi làm qua đường. Thấy nhà chủ tịch Rót có chuyện họ tò mò đứng ngoài bờ rào bụi tre, rồi kháo nhau:
- Tưởng là Chủ tịch vì dân, nào ngờ lại bị bắt vì tội lừa đảo, lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản Nhà nước…
-  Làm thất thoát công qũy, rồi bán đất bán đai mới đúng chứ lậy!...
- Nghe đâu là hối lộ cấp trên, mới chết nữa chứ ấy chứ!
- Chủ tịch Rót hôm nay không đi xe máy nữa mà đi xe U-ám (u-oát), mặt cũng hết đỏ rồi mà xanh ra như lá rau ấy, hê hế! Anh cu Tư vừa cưỡi xe bò đđi gặt trên con đường Chủ tịch đã làm vừa cười đùa với bà con.
Cụ Tám vác quốc đi qua, bắt chuyện:
        - Thì ra lâu nay nó bịp cả làng mình,  chậc, đúng là nhất!
        - Ừ. Tôi nghe cả rồi mà! Đúng đấy ông bà trong xóm ạ. Tộc trưởng (người lớn tuổi nhất trong dòng họ) của Chủ tịch chua xót cho dòng họ của mình có người như chủ tịch xã Rót.





                                 
                                                 NGHỀ GIÁO

Tâm sự ngoài giờ
- “Thời buổi bây giờ không có giá đó nữa đâu!  Mấy bữa nay cái gì cũng tăng. Cái Lan nói sáng nay rau muống một bó bằng cổ tay năm nghìn.  đắt lắm!”  – “Tội con bé,  mới ra trường…!” – “Thời buổi gì mà cái gì cũng tăng, giá dầu, giá ga, giá xăng, giá điện, tương cà nước mắm gì cũng  như muốn cắt cổ người ta, chỉ có giá cháo … phổi của giáo viên mình là rẻ thôi à!” – “Thôi đi cô giáo ơi! biết bao nhiêu cho đủ, lương tăng mấy đợt rồi còn gì nữa mà đòi. ! mà nghe nói ông Bộ trưởng trình Chính phủ còn tăng lương nữa, gấp mấy lần bây giờ cơ.” -  “Có vậy mới khỏi phải dạy thêm, mệt lắm! đâu có sung sướng gì mà dạy thêm đâu, học trò muôn vàn lắm!” – “trống vào học rồi kìa!” -  “Vậy là được lắm rồi, thử hỏi cách đây 10 năm, đi dạy là cho không công Nhà nước.” – “thì mỗi thời mỗi khác, chứ cô nói vậy hóa ra đất nước thụt lùi à!” – “ Có thực mới vực được đạo!” . – “Mà này, mấy cô biết gì chưa, thằng cu Tuấn con cô Hòa tối qua nó bấn, khóc suốt không cho khu tập thể giáo viên ngủ chút nào. Nó đã đành, mẹ nó cũng chỉ còn cái xác thôi, uống thuốc gì cũng không khỏi, sốt bốn mươi độ. Bố nó đóng quân mãi trên giáp ranh biên giới Cam-pu-chia,  xa tít, mà luật quân đội ghê lắm. Ngày trực chiến con ốm cũng không được về đâu.” – “ Thôi, chắc là không muốn về vì sợ anh em đơn vị phản ánh không nhiệt tình công tác. Đến bữa họp lại có kẻ nói này người nói nọ, làm sao mà phấn đấu!” -  “Mãi tới sáng nay mới về, cu Tuấn tắt thở rồi, mà bệnh gì lạ thật,  uống thuốc gì cũng nôn ra ngoài. Chí Lính, chú ấy ôm xác đứa con  xấu số, bất  lực nhìn nó ra đi mới bập bẹ biết gọi “bố!”. Rồi nhìn nhiệm vụ của mình  ở cái quân hàm một gạch nặng nề trên vai áo. “Tội đứa nhỏ, tuần trước tôi sang nó còn vừa hát vừa múa, đẹp như  thiên thần. – “Ừ, tội nghiệp vợ chồng nó, cả nội ngoại gì cũng mãi ngoài Bắc, xa xứ lập nghiệp, cực lắm! – Này! Đã biết chuyện cái Lan chưa? – “Sắp có  rồi đấy”. – “Ai? Hứa hả”?
    
   Cảm xúc riêng tư
    Lá xà cừ, lá dầu rơi khắp lối đi. Có lúc tuồn lại thành khum, làn gió nhẹ làm chúng kéo trượt theo nhau như lũ học trò nô đùa, tinh nghịch. Dạy xong tiết năm, mệt mệt. Lan gieo nhẹ mình xuống ghế đá. Dịp gần tết này Lan hay nhớ nhà. Mới ra trường, khu tập thể giáo viên bây giờ là “ cái nhà” ấm cúng của Lan. Ở đó có tinh thần tập thể, có nụ cười trẻ thơ, có cuộc sống vui nhộn, có đêm thanh mấy thầy cô cùng ngồi tán chuyện dạy học. Đủ thứ cái để nói về cuộc sống, về nghề thầy giáo. Nhưng trong lòng Lan vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Cái mà khu tập thể tình nghĩa bao nhiêu cũng không thể bù đắp được. Hoặc như bàn tay của mẹ, hoặc như lời nhắc nhủ nhẹ nhàng mà dí dỏm của bố, hoặc như lời vòi vĩnh của thằng em. Và nhiều lắm! Cả màu áo xanh lục bình dị của anh  nữa. Nghe bạn bè phong thanh là anh nay đã có gia đình. Phải rồi! Hai năm… .  Thời gian hai năm chưa đủ để  làm người ta quên đi một mối tình nhưng cũng đủ để người ta xây dựng một tổ ấm. Lan tự trấn an, kẻ Bắc người Nam mà! Học sinh đã về hết. Sân trường trở nên yên ắng. Như tâm hồn thoải mái sau một giấc mơ đẹp mà nhọc nhằn. Khu sân đất đỏ ngời lên một nỗi niềm riêng. Có một làn gió xoáy nhẹ. Cuộn tròn khum lá xà cừ, rê rê chạy dài ra phía cổng trường. Mấy sợi tóc của Lan chấm xuống gần mi mắt. Mái tóc hồi sinh viên được Lan duỗi thẳng mềm như một câu thơ trữ tình học trò.. Bây giờ thì nó đã trở về đúng với mái tóc của Lan . Không mượt mà nhưng suôn và đạm bạc. Thành thật mà nói. Tóc Lan duỗi chẳng có hợp tí tẹo nào với khuôn mặt của Lan cả. Nhìn nó khập khiễng nữa thì có. Thấy có khi không trau chuốt tí xíu Lan sợ nếp nhăn trên mặt. Lan cũng sợ già và sợ xấu, như trẻ con sợ ốm ấy. Nhưng thôi! đâu còn là tuổi ăn tuổi chơi nữa đâu! Thầy Lúc  hay nói thật lắm. Em nhuộm tóc như ăn bánh sandwich chấm mắm tôm, không hợp, làm mình giận mấy ngày liền, thật là trẻ con. Làm giáo viên rồi mà còn nhuộm tóc. để móng tay, son phấn lòe loẹt lên lớp học, áo dài vừa mỏng vừa không có cổ, lại còn cổ rộng nữa. Thật là không hợp, thiếu đứng đắn lắm. Thôi thì thật với bản chất của mình là đẹp rồi, thứ hương vị nhẹ nhàng dân dã có khi nó lại sâu lắng và thấm đậm hơn là một loài hương nước hoa quyến rũ mà tan nhanh.
  
   Thực tế bệnh thành tích
  Dạo này trường đang chộn rộn cho kì thi học kì, ai cũng bận. Hồ sơ, sổ sách phải hoàn thành, mà nó nhiều loại, nhiều mục vô số.  Có cái không cần thiết cũng phải viết vào cho đủ trang. Trách được ai bây giờ, cơ chế như vậy, hành chính mà, cải cách hoài, chỉ mỗi chuyện rút tiền lương thôi cũng phải mất mười mấy chữ kí lận. Sáng nay họp hội đồng ông hiệu trưởng nói phải thực hiện thi nghiêm túc, tinh thần “ hai không” của Bộ Giáo dục, chống bệnh thành tích, mà học sinh thì biết gì đâu. Từ trước đến nay cho lên lớp đại trà rồi, như đăng cá ở trong ao ấy. Lâu nay dùng lưới mắt  thưa, cho cả cá lớn bé tí tẹo gì vào hết, nay khuôn lại, dùng lưới mắt nhặt, thì bội thực cá nhỏ thôi, ý kiến nhao nhao. Thôi thì căn cứ vào đối tượng mà ra đề kiểm tra. Thầy Lận nói đùa, vật chất không tự nó  hình thành không tự nó mất đi mà do bệnh hình thức cả, biến từ  việc nâng điểm cho phù hợp phù hợp với thành tích sang việc ra đề dễ, hai mặt của một vấn đề, rồi lừa nhau công khai, lừa nhau mà sống thôi và cả lừa nhau để làm đẹp nữa mới là bi kịch cho con người. Quả thật học trò cũng muôn vàn quá chừng. Hồi đi thực tập, cô thầy hướng dẫn vẽ ra bao nhiêu là tình huống lãng mạn về nghề dạy học. Cái cảnh đặt ra một câu hỏi học sinh giơ tay phát biểu rần rần, thích lắm. Có   thấy, lại dắt con bé lên gặp chính gay thầy giáo nhờ thầy quan tâm hơn nữa để nó lo học hành. Vì trong thư con bé không viết tên thầy mà viết tắt bằng chữ “T”. Và nhiều chuyện nữa. Vì vậy mà trong tâm trí của Lan làm gì có chuyện học trò học đòi coi phim hành động, lên trường gây sự đánh nhau giờ tan học. Làm gì có chuyện  học  sinh lớp  mười rồi mà chưa biết đọc ( chưa biết đọc thật sự chứ không phải đọc sai đâu), chưa biết viết. Rồi cả chuyện thi tốt nghiệp giám thị chỉ bài cho thí sinh.. nhiều lắm việc nghề, việc đơi đi dạy. Lan vẫn còn nhớ, hồi Lan học lớp năm, cha hay chở đi học bằng chiếc xe phượng hoàng màu xanh đã sờn, xe phượng hoàng khi ấy có giá như xe a còng, dy lan hay đại loại là các loại xe đắt tiền tay ga bây giờ ấy. Đi đến lớp Lan vẫn phải mặc chiếc quần rách mông mẹ vá lại cho, biết xấu hổ chút xíu mà nỗi lấy đâu để thay. Còn học sinh bây giờ  lại mặc quần xé đầu gối. Thật là ngược đời, cái ngược đời từ việc cho học sinh lên lớp dẫn đến chuyện ngược đời cho suy nghĩ của học sinh. Cũng đơn giản thôi, làm sao học trò tin tưởng vào người lớn nếu người lớn cứ tự lừa dối chính mình. Đi thi mà giám thị bao che cho học trò làm bài tức là cố tình tạo cho thế hệ trẻ một sức ỳ, sự ỷ lại rồi còn gì. Sức ỳ của con người trong khi mình chưa thoát ra khỏi lại tạo cho học sinh. Dân tộc này rồi nặng nề quan niệm đến bao giờ! Hô hào nhau trẻ hóa cán bộ, đổi mới tư duy. Nhưng nếu lớp trẻ ra tiếng trong hội đồng cũng chỉ để xem xét. Cái sợ cố hữu của con người là mình thua người khác. Nhưng nếu người lãnh đạo sợ lớp trẻ hơn mình không giao nhiệm vụ và quyền lực cho thế hệ trẻ thì thật là sai lầm. Sai lầm bắt nguồn từ thói ích kỉ của con người. Cái sai trong việc đua nhau theo thành tích ảo, bao che cho học sinh thi cử làm điếc trí tuệ một thế hệ, sai lầm trong bệnh cố hữu không tạo cơ hội cho lớp trẻ lại là sợi giây thun cũ kỹ làm trì trệ sự tiến bộ, hòa nhập của dân tộc. Bệnh tật đó đều thấy rất rõ trong việc dạy, việc học mà Lan nhìn thấy trong giáo dục.

    Tập thể ngôi nhà chung
    Khu tập thể những ngày áp tết trẻ con, người lớn cũng vui hẳn lên. Bé Ti con thầy Liên vừa được bố mua cho chiếc xe ô tô chạy bằng pin. Nó nhong nhong từ dãy bên này sang dãy bên kia khu tập thể. Thằng bé ngoan lắm, ai cũng muốn bế. Con ở khu tập thể cũng như cây cảnh, như của chung. Cô Lài mới nhận được tiền dư giờ, mua một cái ti vi 24 iche, đẹp lắm. Hôm lấy về cả khu tập thể xúm đến xem bóng đá, ai cũng khen rẻ. Giá hàng điện  tử thời hội nhập rẻ như rau muống mùa mưa, người nghèo cũng sắm được. Cái Linh, bạn của Lan về dạy cùng đợt hồi tháng chín với Lan đ lấy chồng rồi, nó bảo đã cưới được năm tháng. Vừa rồi thăm Lan, nó nói chồng  nó là giám đốc doanh nghiệp trách nhiệm hữu  hạn, giàu lắm! Nó chỉ  thu tiền chồng nó đưa về thôi, nhưng chỉ mấy tháng chồng nó cũng bị bắt vì tội lừa tiền công ty cho hai người mẫu làm tiền.
 Tình, tiền, sắc đẹp, tù bao nỗi trần ai. Con người biết là tội lỗi mà không tránh được cám  dỗ, nó bỏ nghề dạy, rủ Lan bỏ dạy đi buôn với nó. Nó đi buôn để đợi chồng, Lan đi buôn để nuôi em, chứ đi dạy làm sao nuôi được em, rồi còn chồng con nữa.
Lan nói không quen đi buôn, phải bám lại nghề đi dạy mà nuôi thân, nuôi em ăn học. Một phần  nghề dạy học là mơ ước từ hồi vỡ lòng của Lan. Sau lưng mỗi người đều có một câu chuyện.. điều kiện để ta có cuộc sống êm trôi là chịu đựng và tha thứ.  Đã là con người thì trong trái tim ai cũng đều chất chứa niềm nhân văn. Bố Lan gọi điện vào nói đã nhận được tiền Lan gửi mua thuốc cho mẹ. Mẹ ốm nặng lắm, Lan cũng không dám về. Miếng cơm manh áo và nghề nghiệp. Trăn trở thao thức làm Lan rọp đi. Bà mẹ Lan hay hối khi nào học xong đại học lo mà lấy chồng cho bà còn nhìn mặt con rể. Lan vùng vằng ở vậy nuôi mẹ, lo cho em.  Đúng là trẻ làm sao biết được sự ràng buộc của cuộc sống. Lan biết người già hay có tính chờ đợi, màu áo lính trên sa trường đã xa thật rồi, những cánh thư giản dị  nay còn lại may ra là vài vợn mây mỏng và thưa giữa bầu trời sau cơn bão nhẹ. Trời quang đãng. Nó không đủ sức dậy lên thành cơn sóng của đại dương  mãnh liệt. Ở ngôi trường này, có lẽ chỉ thầy Hứa, người ra trường trước Lan hai năm, nhưng vững và tháo vát  lắm, đọc được những suy nghĩ luôn bề bộn,  mâu thuẫn của Lan. Xa nhà, lặng thầm, không sợ thành kiến mà chỉ sợ không đủ sức xóa bỏ thành kiến cũ kĩ. Hứa làm bí thư Đoàn trường, nhìn bước đi là biết, lúc nào cũng tất bật như ba mươi tết. - “Cuộc sống là chuộc chiến. Kẻ thù lớn nhất là sức ỳ của bản thân” - Hứa nói. Lan không tán thành, bổ sung. - “ Cuộc sống là vở kịch, vở trường kịch”. Lan tranh luận. -  “Nè! Ở trường mình ráng làm thầy giáo tốt, về khu tập thể ráng làm người hàng xóm tốt, đi với bạn bè ráng làm người bạn tốt. Không những  ráng làm người tốt mà còn cố tình che phần người xấu  của mình đi  nữa. Như kịch sĩ trên sân khấu diễn cho nhập tâm, hoá thân cho tốt. Không là vở kịch còn gì”. Hứa nhận xét: - “ Mới ra trường mà từng trải quá! rồi khổ thôi em”. Hứa lại cười, nụ cười như một nốt nhạc trầm, sâu và cương trực nhưng đằm thắm. “Nếu là kịch sĩ thì lúc khóc vì học sinh hư cũng không phải là tình cảm thật, phải “khôn”  cô giáo…. khóc nhè?”. Mặt Lan đỏ hồng vì bí trước câu chọc nhanh lẹ của Hứa. – “Tại học sinh nghịch qúa chứ bộ”. Trên đỉnh trán Lan mấy sợi tóc con vướng qua thái dương, bướng bỉnh. Hứa thầm nghĩ, cô giáo trẻ như…. học trò, thảo nào…
   Chiều nay cuối tuần thứ  bảy, khu tập thể giáo viên vắng. Hoa đi thăm người yêu mãi  ở đồn biên phòng, mấy bạn cùng phòng  ở về nhà, nhà chúng ở gần cũng tiện lợi,  chỉ còn vài gia đình với mấy đứa trẻ nít. Lan chẳng đi đâu, cái giáo án tuần tới soạn đi soạn lại mấy lần mà vẫn chưa hài lòng, học sinh nhiều đối tượng lắm. Dạy thế này thì những em học yếu tiếp thu tốt còn các em học khá quá nhẹ. Dạy thế này thì các em học khá phù hợp còn học sinh yếu không chịu nổi. Lan trăn trở là vậy, gi ngày thường chắc chạy qua hỏi anh Hứa rồi, nhưng hôm nay cuối tuần, ngại lắm. Mà nghe đâu anh đã dẫn học trò đi công tác xã hội xã vùng sâu, có vậy mà Lan  cặm cụi tới nửa đêm về sáng.  Ngày xưa bố vẫn thường nói vơi Lan, làm giáo viên  phải âm thầm như con cò trong ca dao, giờ mới thấy có khi đúng hơn cả lời bố  nói.
            Tiếng  nhạc chào cờ vang ngân. Từng hàng từng hàng  học sinh thẳng tắp và trang nghiêm đến quan trọng đứng trước cờ. Lan  nhìn  sân trường với một màu trắng tinh khôi của ngày thứ hai đầu tuần. Lá cờ bay nhè nhẹ theo gió. Và nghĩ tới khuôn mặt hồn  nhiên của những em học sinh. Cả học sinh cá biệt và học sinh ngoan. Một ngày mới trên sân trường đời giáo viên của Lan lại bắt đầu như thế./.



                                                                                              Quyết Lam