Sức sống mãnh liệt của một bí thư đoàn trường
Viết bởi: Phan Thị Thoáng 28/10/2010
Nhìn vào đôi mắt thâm quầng trũng sâu
là tôi biết đã mấy ngày nay thầy không ngủ vì trận lũ vừa rồi đã vắt kiệt sức lực
và hoa màu của quê thầy. Đó là niềm đau, nỗi lo của người con xa xứ. Người tôi
muốn nói đến là thầy Trương Văn Phuơng nguyên Bí thư Đoàn trường THPT
TX. Bình Long kiêm ủy viên thường vụ huyện đoàn Bình Long tỉnh
Bình Phước, một thầy giáo trẻ phải chịu nhiều thử thách, có số
phận nghiệt ngã nhưng lại có nghị lực mạnh mẽ can trường với tinh thần vượt cạn
của người con xứ Nghệ nghèo đang và đã đạt được nhiều thành tích rất đáng
phâm phục trong công tác Đoàn thanh niên và giảng dạy trong ngành
giáo dục ở tỉnh Bình Phước.
Thầy xuất thân từ một gia đình nông dân tại dải đất hẹp
miền trung Hà Tĩnh. Điều đó đã giúp Thầy sớm có nhận thức chịu khó học
hành với ý chí phải học và chỉ có học mới thoát được vòng luẩn quẩn của cái
nghèo. Bắt đầu đi học là Thầy đã ươm mầm ước mơ trở thành người thầy
giáo trường làng với ý chí và niềm tin sắt đá. Để thực hiện ước mơ ấy người đã
rất vất vả, một nửa ngày cắp sách đến trường còn nửa ngày còn lại thì dắt trâu
ra đồng chăn. Mỗi khi mùa hè đến thầy phải thức dậy từ 2 giờ sáng lên thành
phố Vinh xa cách nhà thầy 14km để lấy kem về bán dạo để có tiền đến
lớp. Cứ như thế thầy dần vượt qua cấp I cấp II rồi cấp III và thi đậu đại
học như mơ ước. Trong thời gian học Sư phạm, từ năm 2000 đến năm 2004
thầy tự đi làm thuê để lo cho việc học, khi tốt nghiệp với tấm
bằng khá thầy tình nguyện đến huyện Bình Long (cũ) tỉnh Bình Phước,
một vùng đất còn nhiều khó khăn của Tổ quốc để giảng dạy. Từ đó tôi mới được biết
về thầy qua những bài giảng đầy nhiệt huyết và ấm áp tình thương của thầy dành
cho học trò. Thầy không ngừng tìm tòi, nghiên cứu với một tinh thần tự học
miệt mài, vì thế đã nhiều lần thầy đạt danh hiệu chiến sĩ tiên tiến xuất sắc.
Không những thế từ năm 2006 đến nay thầy còn là một Bí thư Đoàn trường
năng nổ, nhiệt hyết,... thường xuyên gần gũi quan tâm đến hoàn cảnh học trò
khó khăn. Sự cống hiến của thầy trong công tác Đoàn đã mang đến cho thầy
nhiều thành tích tự hào, nhiều giấy khen của huyện đoàn Bình Long, giấy
khen của ủy ban Hội chữ thập đỏ tỉnh Bình Phước và 2 bằng khen của Trung
ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Thế nhưng khó khăn lại đến với thầy, năm học
2006 -2007 đi tập huấn bí thư đoàn trường học do tỉnh đoàn tổ chức
thầy đã bị tai nạn lao động, vụ tai nan khủng khiếp đã cướp đi 50% tỉ
lệ thương tật sức khỏe của người thầy tâm huyết, trẻ tuổi. Tưởng trừng
như mọi khát vọng bình dị muốn cống hiến của người thầy đã bị vụt tắt. Toàn
trường ai cũng lo lắng và thương cảm thầy, nhiều giọt nước mắt của học
sinh trong trường đã rơi …, tình thương lại càng nhân lên khi biết rằng
thầy chỉ một mình lập thân làm giáo viên xa gia đình tại tỉnh Bình
Phước này . Và một kỳ diệu đã xuất hiện ở người thầy giàu nghị lực ấy, bằng
tinh thần lạc quan yêu đời và ý chí “vượt cạn” ngày nào, thầy đã trở lại trường
lớp, trở lại với các phong trào thanh niên và các gia đình người
nghèo, các bài giảng và các em nhỏ vùng xa... như ngày nào.
Tuy sức khỏe không còn như trước nhưng thầy vẫn
đảm nhiệm xuất sắc vai trò của người thầy và người cán bộ đoàn. Không những thế,
thầy còn là Hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước và đã
xuất bản một tác phẩm thơ do nhà xuất bản Thanh niên phát hành,
ngoài ra thầy có niềm đam mê viết bài đưa tin, đóng góp cho báo địa
phương phương và nhiều tờ báo lớn: báo Tuổi Trẻ, Tạp chí Thế giới mới....
Ngoài thơ văn cộng tác thầy còn giúp giới thiệu nhiều bạn học sinh nghèo
đạt được những suất học bổng và những trợ cấp để chắp cánh ước mơ cho các bạn
học sinh nghèo. Thầy là tấm gương sáng cho bao thế hệ học sinh chúng tôi về một
con người sống tích cực và ý chí mạnh mẽ, như thầy hay nhắc với chúng tôi
“Ý chí là sức mạnh của cuộc sống, ở đâu có ý chí ở đó có
con đường” . Vâng, nhìn vào hình ảnh thầy chúng ta thấy được điều đó
như một phương châm sống có thực.
Trở về cuộc sống riêng tư thầy có hoàn cảnh rất khó
khăn. đã 10 năm tha hương thầy vẫn ở khu tập thể dành cho các thầy cô chưa có
chỗ ở, đã 33 tuổi xuân thầy vẫn sống độc thân. Tài sản quý giá nhất của thầy là
những bằng khen là tủ sách báo và tài liệu nghiên cứu, môt chiếc máy tính cũ
mua lại và một chiếc bếp ga với vài cái soong chảo nho nhỏ xếp gọn gàng
trong một tủ sắt cũ nhà trường cho giáo viên nghèo,.. Tất cả đều được sắp
xếp gọn gàng ngăn nắp trong căn phòng chật hẹp 10 mét vuông, tôi vẫn cảm thấy
chúng rất cô đơn nhưng không hiu quạnh như chính cuộc đời của thầy, tôi cảm
thương thầy hơn và nghĩ có bàn tay người phụ nữ chăm sóc sớm chiều cho thầy
thì đỡ hiu quạnh….
Nhiều lần tôi vô tư hỏi thầy không thấy cô đơn sao mà
không lấy vợ. Thầy cười bình thản đáp: “ Thầy nghèo thế này cô nào mà thương!
Thầy đã có tình thương yêu, quan tâm của các em dành cho thầy và thầy được
truyền đạt kiến thức cho các em trên bục giảng, được chăm sóc những
trẻ em nghèo, người già cô đơn, bà con vùng sâu vùng xa…là thứ tài sản
vô giá rồi, thầy không cô đơn nữa”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét