Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

http://news.zing.vn/nhung-cong-trinh-nhan-tao-bi-thien-nhien-xam-lan-post699836.html


http://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/chiem-nguong-10-hang-dong-tuyet-dep-tren-the-gioi-a135776.html

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

MƯỚI ĐIỀU QUÊN DẠY HỌC SINH



10 điều nhà trường quên dạy học sinh

LÊ XUÂN CHIẾN
(GDVN) - Chỉ tập trung học kiến thức, rời ghế nhà trường, các em học sinh lơ ngơ, mò mẫm học cách "sống" và không ít em bị "vấp ngã".

LTS: Chứng kiến tình trạng nhiều em học sinh ra trường thiếu các kĩ năng sống, thầy giáo Lê Xuân Chiến đã chỉ ra 10 điều nhà trường nên bổ sung để giáo dục cho các em.
Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả bài viết.
Học sinh ngày nay học nhồi nhét, quá tải, bị nhiều áp lực trong học tập, thế nhưng lại khiếm khuyết rất nhiều kiến thức đáng lẽ ra phải được nhà trường trang bị đầy đủ.

Nhà trường dạy các em rất nhiều môn, tổ chức rất nhiều hoạt động, dạy học sinh rất nhiều kiến thức hàn lâm, triết lý cao siêu nhưng những kiến thức, kỹ năng cần thiết, đơn giản nhất thì “quên” dạy cho các em.

Ra trường các em lơ ngơ, phải tự mò mẫm học “sống” và không ít em bị “vấp ngã”, loay hoay trong thất vọng.
Sau đây, xin đề cập 10 điều nhà trường dường như “quên” dạy học sinh.

1. Kỹ năng thoát hiểm

Lâu nay dù chúng ta có quan tâm dạy “kỹ năng sống” nhưng quên dạy “kỹ năng thoát hiểm” cho trẻ.

Cụm từ “giáo dục kỹ năng” được nhắc đến trong mấy năm gần đây ở nhà trường.
Trẻ rất cần học những kỹ năng thoát hiểm. (Ảnh minh họa của Báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh)
Cái gọi là “kỹ năng sống” ấy được lồng ghép trong các môn học chẳng qua như  “cưỡi ngựa xem hoa”, chưa thực sự giáo dục được kỹ năng sống cho học sinh.

Trong kỹ năng sống, có một kỹ năng tối quan trọng nhưng chưa được nhà trường trang bị cho học sinh, đó là kỹ năng thoát hiểm.

Trong thực tế rất nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn đáng tiếc do không có kỹ năng thoát hiểm hoặc không lường được nguy hiểm sẽ xảy ra với mình để phòng ngừa.

Đơn cử như vừa qua có một em ở xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Đình Định, chỉ vì cố nhặt chiếc dép mà đã bị lũ cuốn trôi.

Phải dạy cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm càng sớm càng tốt, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Chẳng hạn, khi thấy trộm vào nhà, trẻ phải làm gì để bản thân được an toàn? Nếu kêu la, khóc ré thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Thời gian qua xảy ra nhiều vụ trộm đột nhập vào nhà, giết người lớn, giết luôn trẻ em vì trẻ vô tình làm cho ác thủ manh động.

Một số kỹ năng khác như không may đi lạc, gặp người lạ dụ dỗ, hỏa hoạn, nước lớn, trẻ phải làm gì nếu có thể, cũng cần được trang bị cho các em.

Một số trẻ bị bắt cóc vì cả tin hoặc thiếu cảnh giác trước người lạ, chỉ cần được cho chút quà là trẻ đi theo người ta.

2. Kiến thức giới tính

Giáo dục giới tính cũng được đặt ra và lồng ghép ở một số môn trong nhà trường, tuy nhiên kết quả chưa tới đâu, làm chưa đến nơi đến chốn.

Tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên nữ còn khá cao. Nhiều nữ sinh phải mang bầu, nghỉ học, học chưa hết cấp ba đã lên cấp... má.

Giáo dục giới tính không chỉ dừng lại ở việc cho học sinh hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của mình, mà cần quan tâm đến đặc trưng của bản chất giới.

Con trai phải thế nào, con gái phải ra sao trong nói năng, ứng xử, hoạt động.
Nhiều em ngây thơ hiểu “bình đẳng giới” là nam nữ như nhau, không hiểu đúng rằng đàn ông bổ củi, đàn bà rửa bát mới cũng là bình đẳng giới.

Khoảng cách bạn bè giữa con trai, con gái trong giao tiếp, sinh hoạt tập thể phải như thế nào, điều đó nhà trường chưa hề dạy trẻ. 
Sở thích, xu hướng của con trai, con gái phải như thế nào để hạn chế những lệch lạc về giới tính cũng cần được trang bị cho các em.

Trong nhà trường, giáo dục giới tính còn rất chung chung, chưa có những hoạt động giáo dục dành riêng cho các em nam, nữ theo đặc thù giới tính của mình.

3. Làm chủ cảm xúc

Nhà trường giáo dục học sinh biết hòa đồng với tập thể nhưng “quên” giáo dục các em biết tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân.

Nhà trường dạy các em biết yêu thương, chia sẻ nhưng “quên” dạy các em biết ghét, biết phẫn nộ trước cái ác, cái xấu, cái vô lý bất công.

Nhà trường dạy các em biết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thể hiện sự năng động nhưng “quên” dạy học sinh biết làm chủ cảm xúc bản thân.

Nhiều vụ ẩu đả, đánh nhau, chém giết là do các em không làm chủ được cảm xúc khi không hài lòng, tức giận với người khác.

4. Giới hạn
Học môn Toán, các em biết tính giới hạn (lim), biết các khái niệm cực đại, cực tiểu nhưng các em không được giáo dục vận dụng điều đó vào thực tiễn cuộc sống.

Chạy xe quá tốc độ, làm những trò "câu Like" quá quắt, không có điểm dừng trong vui chơi, giải trí hay trong xử thế với bạn bè, thầy cô.

Và những mối tình đầu (hoặc tưởng là thế) của tuổi học trò đi quá giới hạn, để lại những tổn thất về sức khỏe, chấn động về tinh thần cho các em nữ sinh, khi chưa qua tuổi vị thành niên đã làm những “người mẹ bất đắc dĩ”.

Nhiều em có thói quen chia sẻ mọi thứ về bản thân, gia đình trên mạng xã hội, kể cả những điều không nên như mình đang ở đâu, gia đình sắp đi đâu xa, bao giờ sẽ trở về...

Những thông tin đó có thể vô tình bị kẻ xấu khai thác, lợi dụng ...

Không ít em không biết được giới hạn khả năng của mình nên sống ảo, lên mạng xã hội làm trò cười cho thiên hạ.

Nhiều nam thanh niên để đầu tóc dài, móng tay dài, ăn mặc, đi đứng, nói cười “chẳng giống ai” vì bắt chước một “thần tượng” nào đó nhưng bản thân thì chẳng có tài cán gì, thậm chí chỉ ăn không ngồi rồi, hết la cà quán xá lại chơi game, cá độ.

Tuổi trẻ cần có khát vọng tiến tới nhưng cũng phải biết điểm dừng đối với nhiều thứ như tình bạn, tình yêu, vui chơi, hưởng thụ, ứng xử...

5. Tâm lý đám đông

Nhà trường dạy các em “thiểu số phục tùng đa số” nhưng “quên” dạy các em tự tin vào cái mà mình cho là đúng.

Nhà trường “quên” dạy các em rằng số đông chưa hẳn lúc nào cũng đúng.

Ở thế kỷ 17, khi hầu như tất cả mọi người cho rằng trái đất đứng im, mặt trời quay quanh trái đất, thì Ga-li-lê tuyên bố ngược lại, để giáo hội La Mã phải dọa xử tử ông, ép buộc ông “cải chính” tuyên bố của mình.

Và ông đã thốt lên một câu nói bất hủ: “Dù sao trái đất vẫn quay!”.

Nhiều em chưa phân biệt được sự hòa đồng và sự a dua theo đám đông. Hòa đồng với tập thể nhưng mình phải là chính mình, không nô lệ sở thích, xu hướng đám đông, miễn là không vi phạm pháp luật.

6. Mình không phải là số 1


Ngày nay trẻ em lớn lên trong vòng tay bao bọc, cưng chiều của bố mẹ, nhiều nhà có điều kiện, rất cưng chiều con.

Vì thế nhiều trẻ có tâm lý mình là “ông trời con”, muốn gì được nấy, muốn làm gì thì làm và nghĩ rằng người khác phải có trách nhiệm “cung phụng” mình. 

Tiến sĩ giáo dục góp ý cho Bộ chuyện thi cử: Một kỳ thi, một bài thi

Nhà trường “quên” dạy các em biết mình là ai, mình có mối liên kết thế nào với gia đình, cộng đồng, xã hội.

Nhiều vụ thanh niên tự tử vì bế tắc điều gì đó trong cuộc sống, nhưng giá như các em biết nghĩ tới những người thân cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi các em dại dột thì có lẽ các em sẽ dừng lại, không làm liều.

Mỗi một người là một mắt xích liên kết với gia đình và xã hội. Vậy mình không phải là số 1, nên không được hành xử tùy tiện theo cảm tính của bản thân.

Mình không là trung tâm của vũ trụ để mỗi khi không vừa lòng điều gì thì cái tôi cá nhân giãy lên như con nhím, rồi làm những việc thái quá, không kiểm soát được cảm xúc bản thân.

7. Google, phim ảnh và đời thực

Có câu nói đùa: “Dân ta phải biết sử ta/ Ai mà không biết thì tra Google”. Đúng là thông tin trên Google rất phong phú nhưng Google không phải là bộ “Bách khoa toàn thư vĩ đại” mang tính khoa học.

Nhà trường dạy các em học máy tính, tin học nhưng “quên” dặn các em đừng lệ thuộc vào công nghệ. Không phải cái gì trên Google cũng có và cũng đúng. Google không thay thế được bộ óc, trái tim của con người.

Trẻ ngày nay xem phim Hàn nhiều mà quên rằng mình là người Việt Nam. Các em bắt chước các diễn viên phim Hàn từ ăn mặc, đầu tóc đến phong cách sống.

Sự bộc lộ cảm xúc của người Hàn Quốc trong phim “xa lạ” với bản sắc văn hóa Việt Nam.

Các em bắt chước những thần tượng mà mình yêu thích, học đòi theo họ nhưng quên rằng: Đời không đẹp như phim.

Nhà trường dạy các em những điều trong sách vở mà “quên” giúp các em so sánh, đối chiếu, thực nghiệm trong thực tế đời sống.

Nên chỉ khi tốt nghiệp ra trường, nhiều em rất ngơ ngác, bỡ ngỡ, không biết hành xử như thế nào trước xã hội vốn không đơn giản.

Nhà trường dạy các em biết vượt qua thử thách nhưng đôi khi “quên” dạy các em biết chấp nhận, biết đối đầu với nghịch cảnh để sống vững vàng hơn.

Nhà trường cần dạy các em đối diện với sự thật, chấp nhận sự thật dù phũ phàng đến đâu.

Những thói xấu như nói dối, đổ lỗi, đổ thừa, vu khống, trốn tránh trách nhiệm hoặc tuyệt vọng, bế tắc... vì các em không đủ bản lĩnh để đối diện với sự thật và vượt lên trên cảnh ngộ đời sống.

8. Ứng xử với tự nhiên, muôn loài

Nhà trường dạy các em rằng con người phải biết làm chủ thiên nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ con người nhưng “quên” dạy các em cái điều cực kỳ quan trọng: con người phải biết tôn trọng quy luật tự nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên.

Không cần giải thích nhiều, chỉ cần nhìn vào những cơn lũ khủng khiếp thời gian gần đây ở nước ta thì cũng đủ hiểu về sự trả giá do con người tác động không phù hợp với quy luật tự nhiên.

Nhờ có trí khôn con người bắt các loài khác phải phục vụ mình. Do thói quen suy nghĩ như thế nên lâu nay các em chỉ được học tình yêu đồng loại mà “quên” mất tinh thần ứng xử tôn trọng muôn loài.

Hệ sinh thái mất cân bằng, nhiều loài động vật quý hiếm bị tiệt chủng cũng vì con người đối xử bất công với chúng.

9. Ý thức công dân


Thói vô cảm, lạnh lùng mặc ai nấy sống, “sống chết mặc bay” sẽ lan rộng nếu “quên” giáo dục học sinh ý thức công dân, tinh thần vì cộng đồng.

Những gương nghĩa hiệp ngày nay không phải không có nhưng chưa nhiều. Khi có ý thức công dân, các em sẽ biết quan tâm nhiều hơn đến tình hình đất nước, không đứng ngoài cuộc trước những vấn đề chung của cộng đồng.

Xã hội đang cần nhiều hơn nữa những “Lục Vân Tiên”, “Thạch Sanh”, các “hiệp sỹ đường phố” ở Sài Gòn.

Khi ý thức công dân được phát huy, các em sẽ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân cũng như dám đấu tranh với cái ác, cái xấu.

10. Những điều bình thường

Nhà trường dạy các em bao nhiêu lý thuyết hàn lâm, bao nhiêu kiến thức cao siêu nhưng dạy các em phải nhớ ngày sinh, tuổi tác của cha mẹ mình; dạy các em biết ước mơ, khát vọng, hoài bão nhưng “quên” dạy các em biết lắng nghe những điều bình thường trong cuộc sống.

Rất nhiều em mơ cao, nghĩ lớn nhưng không biết bắt đầu bằng những cái đơn giản, bình thường. Những việc nhỏ không làm được thì việc lớn sao mà thành công?

Nghĩ lớn nhưng không chịu “làm nhỏ” nên nhiều em đã ảo tưởng và thất bại.
Không ít em nghĩ câu “Làm giàu không khó” theo nghĩa đen, chứ không biết đó là câu khẩu hiệu, mang nghĩa động viên, khích lệ làm giàu.

Nhiều bạn trẻ mới ra trường đã vội vàng hùn vốn, mở công ty kinh doanh khi điều kiện chưa chín muồi. Bị thất bại, các bạn ấy mới thấm thía câu “Thương trường là chiến trường”.

Danh ngôn có câu: “Ngôi nhà chín tầng bắt đầu từ sọt đất nhỏ, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ mỗi bước chân”. Nhà trường cần dạy các em câu này để các em lấy đó làm hành trang tiến ra “biển lớn” của cuộc đời.

Còn bao nhiêu điều nhà trường “quên” dạy các em, phải chăng do chương trình giáo dục hiện nay “nặng lý thuyết, nhẹ thực hành”, “nặng nội dung, nhẹ kỹ năng, phương pháp”?

Và phải chăng do cải cách giáo dục mang tính chắp vá, còn các thầy cô thì dạy chữ đơn thuần?

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20161101/anh-dan-luoi-o-phan-rang-doat-giai-thuong-quoc-te-siena/1211401.html

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

TTO - Ngày xưa, nghề dạy học được vinh danh là “nghề cao quý”. Nhưng giờ, điều này chỉ còn trong sách báo, trong các bài phát biểu... 
Có nặng tay với nhà giáo?
Minh họa DAD
Nghề giáo hiện nay thực sự là một nghề nguy hiểm, khi giáo viên có thể bị đánh, bị xúc phạm uy tín, danh dự, thậm chí bị đuổi việc!
Thực tế hiện nay, nghề giáo bị xếp vào nhóm nghề chịu nhiều áp lực và ẩn chứa không ít nguy hiểm.
Do sự tác động của nhiều yếu tố xã hội, đạo đức của một bộ phận học sinh ngày nay càng xuống cấp, và phụ huynh không còn tôn trọng thầy cô như trước. Điều này khiến cho nghề giáo trở thành một nghề nguy hiểm.
Trước đây không ai dám nghĩ rằng thầy cô có thể bị học trò đánh, ấy vậy mà giờ đây điều đó không còn là một nguy cơ, khi có nhiều giáo viên bị học trò đánh, xúc phạm...
Và những thông tin về việc giáo viên bị đánh, bị kỷ luật xuất hiện trên báo chí với một tần suất khiến người đọc cảm thấy bất an.
Những ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao bàn tán về vụ “học sinh bị xước má, phụ huynh đến trường tát cô giáo ngã dúi dụi” xảy ra tại Đà Nẵng.
Điều đáng nói, vị phụ huynh này là một giáo viên dạy THPT. Hành vi của vị phụ huynh này hoàn toàn sai trái, không thể chấp nhận được.
Phụ huynh vì thương con, bênh con mà hành động thiếu kiềm chế, vậy nếu những phụ huynh khác cũng thương con kiểu như vậy thì giáo viên sẽ lãnh đủ, khi trong quá trình giảng dạy không may xảy ra chuyện! Nói thế để thấy nghề giáo bây giờ trở nên... nguy hiểm như thế nào.
Trước đó, cuối tháng 11-2015, một thầy giáo (ở Bình Phước) bị hai học sinh đánh đến bất tỉnh, phải nhập viện điều trị. Xa hơn một chút, năm 2014, ở Gia Lai, một thầy giáo bị học trò nhờ côn đồ đánh tơi tả vì thầy ghi tên học trò này vào sổ đầu bài!
Không chỉ bị học trò xâm phạm thân thể, giáo viên còn bị học trò xúc phạm uy tín, danh dự không chỉ trước mắt học trò mà còn trước bàn dân thiên hạ. Đó là khi học trò lên mạng xã hội nói xấu, xúc phạm giáo viên.
Còn nhớ hồi tháng 10-2015, một học trò lớp 12 ở Hà Nội bị buộc thôi học 10 ngày vì lên Facebook nói xấu giáo viên chủ nhiệm.
Cũng năm 2015, tại Sóc Trăng, một học trò cũ lên Facebook vu khống thầy giáo hiếp dâm nhiều nữ sinh khiến công an phải vào cuộc, trả lại công bằng cho người thầy bị oan.
Điều đáng buồn là ngay cả khi giáo viên đang ở nhà soạn bài, mà học trò lớp mình chủ nhiệm đánh nhau thì lỗi vẫn thuộc về giáo viên.
Như chuyện ở Trà Vinh là một ví dụ: học trò đánh nhau ngoài trường, giáo viên chủ nhiệm bị kỷ luật! Hay như ở Thái Nguyên, giáo viên chủ nhiệm lớp 8 phát hiện trong điện thoại của đứa cháu có clip học trò mình bị đánh hội đồng, cô báo sự việc lên ban giám hiệu.
Sau đó, clip đánh hội đồng bị phát tán trên mạng xã hội, giáo viên này trở thành “vật tế thần” khi bị nhà trường đề nghị kỷ luật đuổi việc! Cô giáo này bị sốc đến nỗi phải nhập viện điều trị cả tháng trời.
Chưa hết, giáo viên cũng là con người, họ có quyền nói lên chính kiến của mình. Vậy mà khi họ thực hiện cái quyền đó thì bị kỷ luật.
Như trường hợp cô giáo Lê Thị Thùy Trang bày tỏ việc không thích gương mặt của một lãnh đạo tỉnh thì bị phạt 5 triệu đồng; hay như ở Long An, cô Dương Hải Âu kêu cứu trên Facebook cho một cây cầu bị sập thì bị hạ bậc xếp loại thi đua.
Dù sau đó hai cô giáo này được xóa án phạt nhờ sự lên tiếng của báo chí, dư luận, nhưng những tổn thương tinh thần của hai cô không dễ gì xóa được!
Thời đại công nghệ thật nguy hiểm, khi người thầy chỉ cần mắc sai sót là bị học trò, phụ huynh phơi bày lên mạng xã hội, làm cho giáo viên bị tổn thương ghê gớm.
Có cảm giác như ngày nay phụ huynh không thích hợp tác với giáo viên để cùng phối hợp giáo dục con em, mà chỉ chăm chăm bắt lỗi sai của giáo viên.
Khi giáo viên có sai sót, cách xử lý hợp tình hợp lý nhất là phụ huynh trao đổi với giáo viên, để rút kinh nghiệm. Nhưng không, bắt được lỗi sai của giáo viên là phụ huynh đến gặp hiệu trưởng làm rùm beng lên, rồi tung lên Facebook cho thiên hạ “ném đá”.
Càng buồn hơn khi trong nhiều trường hợp, trước sức ép của dư luận... phần lớn lãnh đạo ngành giáo dục không đủ bản lĩnh bảo vệ thuộc cấp của mình, mà luôn lạnh lùng xử lý kỷ luật nhằm xoa dịu dư luận, khiến giáo viên càng bị tổn thương.
HOÀI THUẬN
                                                                                                                                                                             TTO Ngay2 22/10/2016

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Em yêu nghề báo




EM YÊU NGHỀ BÁO








Anh biết em lặn lội cả tháng ròng
Cũng để được hoàn thành cho bài viết
Dù cách trở, quãng đường xa nơi hẻo lánh
Em vẫn quên mình để có được bản tin.

Ngày yêu nhau, biết em thích đi nhiều
Để khám phá cuộc đời bằng ngòi bút
Thức trắng đêm, em âm thầm nắn nót
Để được sáng lên trang báo một phận nghèo.

Gương hiếu học, người bất hạnh khó khăn
Em biết đến để động viên đúng lúc
Thêm ước mơ  những phận đời cơ cực
Vực dậy niềm tin cho những kẻ sa cơ.

Bài phóng sự tiếp sức những ước mơ
Cho miền Trung bị chìm trong lũ lụt
Thắt chặt niềm tin cả hai miền Nam - Bắc
Đoàn kết một lòng vượt qua những khó khăn.

Viết báo là nghề không tỏa rạng hào quang.
Bản lĩnh, niềm tin đủ vạch trần đen trắng 
Anh yêu em vì trong hy sinh thầm lặng
Mang lại công bằng, sự thật những niềm vui.
              Quết Lam



[Trở về]

Các tin đã đăng
•VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SỸ  (21-06-2016)
•CHÀO MỪNG 10 NĂM THÀNH LẬP (Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước)  (21-06-2016)
•NỤ CƯỜI BÁO CHÍ  (12-06-2016)
•Hương tháng 5  (14-04-2016)
•ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975  (08-04-2016)
•Tục ngữ, thành ngữ, ca dao về …Khỉ  (31-01-2016)
•TẬP THƠ MỪNG XUÂN (Quyết Lam)  (27-01-2016)
 


 
 Ca khúc về Bình Long



 BẠN CỦA NHÀ NÔNG

 TIN TỨC KHUYẾN NÔNG



 KIẾN THỨC NHÀ NÔNG









 Thông báo 

Treo cờ Tổ quốc và nghỉ lễ Quốc khánh (02/9/1945-02/9/2016) năm 2016.
Về thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh BP
V/v thông báo việc tiếp nhận thông tin qua tổng đài của Chi cục Kiểm lâm.
V/v tuyển nhân sự cho Trạm thu phí.
V/v treo cờ Tổ quốc và nghỉ Tết nguyên đán Bính Thân năm 2016.
Quyết định Công nhận kết quả xét tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thị xã Bình Long năm 2015.
V/v vận hành xe cứu thương vì mục đích nhân đạo, từ thiện.
Kết quả xét tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thị xã Bình Long năm 2015.
Treo cờ Tổ quốc và nghỉ Lễ Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2015).
V/v triệu tập thí sinh dự phỏng vấn kỳ xét tuyển công chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thị xã Bình Long năm 2015.
V/v danh sách thí sinh đủ điều kiện dự xét tuyển viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thị xã Bình Long năm 2015.
V/v tuyển dụng viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo thị xã Bình Long năm 2015.
Treo cờ Tổ quốc và nghỉ Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương, lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (01/5) năm 2015
THÔNG BÁO: HỘI XUÂN ẤT MÙI 2015 TẠI BÌNH LONG
V/v treo cờ Tổ quốc và nghỉ Tết Nguyễn đán Ất Mùi năm 2015.
V/v treo cờ Tổ quốc nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2015).
Tổ chức
V/v treo cờ Tổ quốc nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014) và Tết Dương lịch năm 2015.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 44.
Kết quả Hội thi ảnh, sáng tác thơ, văn, nhạc thị xã Bình Long năm 2014.
Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật thị xã Bình Long lần thứ III năm 2014-2015.
Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật thị xã Bình Long lần thứ III năm 2014-2015.
Treo cờ Tổ quốc và nghỉ Lễ Quốc khánh (02/9/1945-202/9/2014).
Thông báo số 890/TB-BNV của Bộ Nội vụ : Về việc tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020
V/v tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ Bình Long nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2014) và 128 năm ngày Quốc tế Quốc tế Lao động (01/5).
V/v treo cờ Tổ quốc và nghỉ Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (01/5) năm 2014.
THÔNG BÁO: V/v tham gia hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất năm 2014.
THÔNG BÁO: V/v treo cờ Tổ quốc và nghỉ Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2014.
THÔNG BÁO: V/v tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm.
THÔNG BÁO THỂ LỆ CUỘC THI Sáng tác truyện ngắn, thơ, tân nhạc, cổ nhạc, ảnh nghệ thuật thị xã Bình Long năm 2014
THÔNG BÁO: V/v lấy ý kiến tín nhiệm Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2014.
THÔNG BÁO: V/v treo cờ Tổ quốc và nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014
THÔNG BÁO: V/v treo cờ Tổ quốc và nghỉ Tết Dương lịch, năm 2014.
THÔNG BÁO: V/v tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ Bình Long nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày cách mạng tháng tám thành công và Quốc khánh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2013)
Treo cờ Tổ quốc và nghỉ Lễ Quốc khánh (02/9/1945 - 02/6/2013) năm 2013
V/v tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang liệt sỹ Bình Long nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2013)

THÔNG BÁO: V/v: Cung cấp thông tin liên quan đến khu di tích Mộ 3000 người

V/v không tổ chức bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013

KẾ HOẠCH: TỔ CHỨC HỘI THI NHẬN THỨC PHÁP LUẬT VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ VÀ CÔNG TÁC DÂ N QUÂN NĂM 2011

THÔNG BÁO: V/v treo cờ Tổ quốc và nghỉ Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế Lao động (01/5) năm 2013

THÔNG BÁO: V/v treo cờ Tổ quốc và nghỉ Lễ giỗ Quốc tổ hùng vương năm 2013
Thông báo về việc tổ chức cuộc bầu cử hội đồng nhân dân lần 9
 
 Website sở ngành
--- Liên kết website ---Sở Công ThươngSở GD & ĐT Sở GT & VTSở KH & CNSở KH & ĐTSở LĐTB & XHSở Ngoại VụSở NN & PTNTSở Nội VụSở Tài ChínhSở TT & TTSở Tư PhápSở VHTT & DLSở Xây DựngSở Y TếViện CNVT

 Báo điện tử
--- Liên kết website ---Ngôi saoTuổi trẻvnexpress


 THƯ QUÁN

 TRANG THƠ



 TRUYỆN NGẮN







Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

TẬP HUẤN SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC

 Bản in     Gởi bài viết  
TẬP HUẤN SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC 
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo, ngày 01/11/2015 Ban giám hiệu trường THPT TX. Bình Long đã tổ chức buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ năng và cách thức, phương pháp sử dụng bảng tương tác (còn gọi là bảng thông minh – IQ board) cho toàn thể giáo viên. 
Toàn cảnh buổi tập huấn
Tại buổi tập huấn, chuyên viên của công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế ở Hà Nội đã hướng dẫn sử dụng phần mềm bảng tương tác thông minh (IQ- board) và triển khai cách thức, tập huấn các kỹ năng sử dụng phần mềm Activ Inspire đi kèm ứng dụng bảng tương tác. Đây là phầm mềm ứng dụng rất thuận tiện cho công tác soạn, giảng phù hợp phương pháp mới và phát huy được tính chủ động của học sinh trong công tác giảng dạy hiện nay. Vận dụng giảng dạy tương tác IQ - board là hệ thống ứng dụng công nghệ tiến bộ nhất hiện nay, đã được vận dụng ở đầu tiên ở đất nước có nền giáo dục rất phát triển, đó là vương quốc Anh. Ở nước ta, các Thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh, Đã Nẵng,…cũng đã ứng dụng rộng rãi nhiều đơn vị.
Ngày nay, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, phần mềm Activ Inspire đi kèm IQ- board càng giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên - học sinh. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin này sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình một cách hào hứng. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khai thác nhiều giác quan của các em để lĩnh hội tri thức bài giảng.
Hệ thống giảng dạy tương tác IQ- board là công nghệ giảng dạy có nhiều ứng dụng phù hợp cho phương pháp đổi mới. Cụ thể, ứng dụng này là sự kết hợp bởi máy tính, đèn chiếu và bảng thông minh tạo thành một hệ thống kết nối hỗ trợ tốt cho việc dạy học tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Sử dụng công nghệ này, ngoài việc giúp giáo viên giảm thời gian viết, trình bày bảng như cách truyền thống vất vả, còn trang bị một kho thư viện giáo dục phong phú, đầy đủ phục vụ cho nhu cầu soạn giảng, bài kiểm tra và thực hành theo nội dung trong giáo dục phổ thông hiện hành. Kiến thức chương trình trong thư viện được sắp xếp khoa học, rõ ràng rất dễ khai thác, chọn lọc để xây dụng kế hoạch giảng dạy, phát huy năng lực chủ động, giúp học sinh thực hành tại lớp. Ngoài ra giáo viên dễ dàng vận dụng phương pháp mới như làm nhóm, lựa chọn kết quả trắc nghiệm tại lớp…. Giúp học sinh nhanh chóng hình dung được các khái niệm về hình ảnh, sự vật, âm thanh… trong bài giảng. Ngoài  ra, ứng dụng bảng thông minh còn có thể kết nối, trao đổi kinh nghiệm và bài giảng giữa các giáo viên với nhau thông qua việc nhắn tin, gửi mail giữa các thành viên trong tổ nhóm để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn với nhau.    
Buổi tập huấn đã diễn ra sôi nổi, nhận được sự hào hứng và nhiệt tình của toàn thể thầy cô trong nhà trường. Nội dung chương trình được chuyên viên triển khai rất phù hợp với hu cầu dạy học cho giáo viên. Qua buổi tập huấn, giáo viên đã được trang bị đầy đủ kỹ năng về cài đặt kết nối,vận hành ứng dụng với bảng tương tác IQ - board. Khi sử dụng bảng thông minh giáo viên sẽ tạo được lôi cuốn trong bài dạy, thu hút sự chú ý của học sinh. Theo đánh giá của một số giáo viên trong buổi tập huấn, sử dụng phần mền Activ -  IQ board để dạy học, giáo viên có điều kiện tạo, soạn được bài giảng hợp với chương trình, phương pháp đổi mới.  Học sinh sẽ phát huy được năng lực tư duy độc lập, kích thích khả năng sáng tạo và phù hợp với nhận thức thời công nghệ số của tuổi trẻ hiện nay.
Công nghệ thông tin ứng dụng dạy học là rất thực tế, thiết thực trong dạy học. Hiện nay, trường Bình Long được 13 máy chiếu và 2 bảng thông minh nên chưa thực sự  đáp ứng nhu cầu trong công tác giảng dạy hàng ngày. Trong thời gian tới mong được trang bị thêm phương tiện này để thầy trò trường Bình Long hoạt động thuận lợi hơn trong công tác dạy học của mình - thầy Hiệu trưởng Hồ Trọng Lộc tâm sự.

Quyết Lam
 Bản in     Gởi bài viết  
Trường Tư thục Hoa Hướng Dương - điểm giữ trẻ tin cậy. 
Trường mầm non tư thục Hoa Hướng Dương, thị xã Bình Long hoạt động dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & ĐT thị xã Bình Long. Đến thời điểm này đã bước sang năm học thứ tư đi vào hoạt động. Ít nhiều tạo được niềm tin cũng như tạo thuận lợi trong việc gửi nuôi dạy trẻ trên địa bàn phường Phú Đức, các đơn vị lân cận. Mục tiêu của nhà trường là tiếp tục vẫn duy trì tinh thần đổi mới trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì một trường mẫu giáo thân thiện, các cháu thiếu nhi, học sinh tích cực đảm bảo môi trường tốt như: trường xanh sạch đẹp an toàn, lành mạnh giữa mối quan hệ ứng xử cô – trò. Sân chơi, lớp học đảm bảo yêu cầu không gian sạch sẽ, hoạt động sinh hoạt kỹ năng và công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh đều đảm bảo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục & ĐT. Theo cô Dịu: “Phương châm của trường là luôn cải tiến phương pháp quản lý, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện, gắn công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy mọi nguồn lực tiếp tục trang bị thêm đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp”. Trường luôn đầu tư mở rộng mô hình hoạt động và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo phù hợp chương trình giáo dục hiện hành.
Các em được các cô tận tình hướng dẫn tập thể dục mỗi sáng
Trường có nhiều thuận lợi
Được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2012 với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng, ở đường Nguyễn Du, phường Phú Đức, nằm cặp theo con đường vành đai trung tâm thị xã Bình Long, trường mầm non Hoa Hướng Dương hiện là nơi thuận lợi cho các bậc phụ huynh đưa – đón con hàng ngày. Trường có tuổi đời còn non trẻ nhưng được phụ huynh đánh giá cao về chất lượng nuôi dạy trẻ với nhiều điểm mới phù hợp xã hội công nghiệp, năng động và hiện đại. Từ cơ sở vật chất, cơ ngơi của trường, đến cung cấp chế độ dinh dưỡng ăn uống cũng như việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục kỹ năng cho trẻ của giáo viên, bảo mẫu đều được đánh giá cao so với nhiều trường khác trong địa phương. Không những thế, trường Mầm non Hoa Hướng Dương đi vào hoạt động đã giúp ngành Giáo dục thị xã giải quyết phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thị xã. Đồng thời, tạo thuận lợi cho nhiều gia đình có con nhỏ dễ dàng trong việc chon lựa môi trường chăm sóc, gửi nuôi giữ trẻ. 
Công tác quản lý, tổ chức chặt chẽ, đúng quy trình
Bộ máy của trường đã đảm bảo sự hoạt động, đầy đủ tổ chức chức năng: Công đoàn, Đoàn thanh niên, dưới dự quản lý chung của hiệu trưởng. Ở đây, ngoài mục đích nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tốt, giáo viên còn phải thực hiện chuyên môn theo chương trình giáo dục mầm non của chương trình đổi mới. Trường rất coi trọng việc tuyển dụng, giáo viên nhận vào đều có trình độ, phải soạn giáo án, hằng tuần tổ chức dự giờ, đánh giá. Hiện nay, trường có 5 lớp: 01 lớp nhóm, 02 lớp mầm, 01 lớp chồi và 01 lớp lá trong tổng số 175 em. Phân bố giáo viên đúng quy định của ngành, mỗi lớp 2 giáo viên, riêng  lớp trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi (lớp nhóm) phân công 3 giáo viên chăm 25 trẻ. Số trẻ đều tăng dần qua mỗi năm. Cô Nguyễn Thị Thành - Hiệu trưởng nhà trường cho biết tiêu chí đầu tiên trong công tác tuyển dụng giáo viên ở đây là phải có tình thần tự nguyện, lòng yêu trẻ và có sự khéo léo trong chăm sóc trẻ. Nếp sống, tác phong trong ứng xử, hành vi với trẻ phải theo chuẩn mực đạo đức của giáo viên. Quy phạm tác phong đều được triển khai đồng bộ và đều đặn. Việc thực hiện giờ giấc, thái độ chăm sóc, tinh thần trách nhiệm và cách thức dạy dỗ trẻ đều được Hiệu trưởng giám sát và lấy làm chỉ tiêu thi đua. Trong đó, đạo đức nhà giáo, giữ gìn sự trong sáng, thanh danh của giáo viên được quán triệt theo tinh thần chung, nhắc nhở trong các buổi họp thường xuyên và in bảng Nội quy công khai, đưa vào nội quy là cấm giáo viên chủ động, có ý vòi vĩnh, nhận quà biếu dưới mọi hình thức của phụ huynh. 
Công tác chăm sóc học sinh được chú trọng
Các cô chăm sóc các em như những người con của mình
Trẻ được nuôi dạy theo đúng chương trình chăm sóc giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục &ĐT. Các cháu nhỏ được tạo điều kiện phát triển các năng khiếu của mình một cách tự nhiên, tạo cho trẻ niềm đam mê và hứng thú học tập ngay từ khi còn nhỏ. Nhà trường đặc biệt chú trọng phương châm lấy trẻ làm trung tâm trong mọi chương trình và hoạt động thiếu nhi. Vì vậy, từ rèn luyện nề nếp ăn ngủ, tới việc học tập, nhà trường đều căn cứ vào sự phát triển của từng nhóm trẻ để có phương pháp đưa dần các cháu vào nếp sinh hoạt và học tập chung của trường một cách hài hòa nhất, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý ở các mức tuổi khác nhau.Trẻ mầm non cần được “Học mà chơi, chơi mà học” ở đây trẻ được học trong khi chơi, được làm quen với một số kiến thức sơ đẳng một cách tự nhiên, có hệ thống theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục & ĐT. Mỗi buổi sáng đến đây, các cháu được tập thể dục trước khi vệ sinh để vào bàn ăn sáng. Trường có hệ thống sân chơi rộng, thoáng đẹp, trang trí hệ thống dụng cụ trò chơi dưới tán cây xanh đảm bảo mỹ thuật, sinh động, khoa học phù hợp với thị hiếu của trẻ, vừa an toàn cho sự hiếu động, tò mò hay nghịch ngợm của trẻ con. Phòng học diện tích 78 m2 luôn an toàn, đảm bảo về ánh sáng, nhiệt độ. Trên tường đều treo ti vi màn hình 27incher trình chiếu phim hoạt hình, thế giới động vật, hình ảnh tự nhiên cho các cháu khám phá, giải trí. Ánh sáng chan hoà, không khí thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ là tiêu chí quan trọng mà mỗi lớp học ở đây đã đạt được.

Chăm sóc sức khoẻ, y tế.
Nuôi dạy kỹ năng  
Trẻ được nuôi dưỡng theo đúng khoa học từ việc an toàn vệ sinh thực phẩm đến khâu chế biến. Thực phẩm được nhận từ các cơ sở hợp đồng, cam kết uy tín về chất lượng, kiểm tra an toàn trước khi chế biến. Hệ thống bếp một chiều với đầy đủ các dụng cụ nhà bếp theo đúng tiêu chuẩn quy định. Thức ăn sống, chín đều bảo quản máy lạnh lưu mẫu thực phẩm, đảm bảo an toàn 24 giờ đúng theo Thông tư “Số: 30/2012/TT-BYT” của Bộ Y tế quy định. Các suất ăn của trẻ cũng được nhà trường nghiên cứu cẩn thận, khoa học nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Trường mầm non Hoa Hướng Dương, các cháu được ăn theo các chế độ khác nhau của mỗi lớp, phù hợp với từng lứa tuổi và nhu cầu của trẻ. Thay đổi khẩu vị hàng ngày giúp các cháu không bị ngán khi ăn. Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, mỗi ngày học sinh được ăn, uống 05 bữa. Trong đó, ăn ba bữa gồm sáng, trưa, xế chiều và hai cữ uống sữa trưa, xế chiều đảm bảo dự trữ năng lượng trong ngày cho trẻ. Hệ thống phòng tắm đều trang bị máy tắm nóng - lạnh để giáo viên sử dụng phù hợp với thời tiết trong việc chăm sóc, tắm rửa cho các bé.
Nhà trường hợp tác với Trung tâm y tế tổ chức khám sức khoẻ miễn phí cho trẻ định kỳ hai lần trong năm. Mỗi quý, Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra chiều cao, trọng lượng để theo dõi về sự thay đổi của trẻ báo cho phụ huynh. Kết quả này đồng thời Ban giám hiệu cũng lấy làm đánh giá kết quả chăm sóc trẻ của giáo viên, nhưng cũng là việc làm tạo nên sự tương tác, gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh trong công tác nuôi dạy trẻ. Có liên kết giữa gia đình và nhà trường để mỗi đứa trẻ đều được chăm sóc chu đáo hơn trong sự phát triền, khôn lớn.
Các cháu ở trường đều được tạo dựng, uốn nắn và hỗ trợ tối đa cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Từ nhận thức xung quanh, nếp sống, nếp sinh hoạt hình thành thói quen tốt cho trẻ. Theo đó, đến lớp lá, các cháu được cấp giấy chứng nhận của nhà trường, xác nhận hoàn thành chương trình mần non để học lớp 1.
Hướng tới mục tiêu phụ huynh và nhà trường cùng chăm sóc giáo dục trẻ. Mỗi  phòng học đã lắp 2 camera để các bậc phụ huynh có thể theo dõi trực tiếp mọi sinh hoạt của trẻ ở trường khi ở nhà hay đi làm bằng phương tiện máy di động cảm ứng hoặc máy tính bảng, máy tính xách tay.

                                                                                      
    Quyết Lam

BẾP MỘT CHIỀU Ở TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC


BẾP MỘT CHIỀU Ở TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC 

Trường mầm non tư thục Hoa Hướng Dương thị xã Bình Long đã xây dựng được mô hình bếp ăn một chiều bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ chế biến thực phẩm tiện lợi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần xây dựng niềm tin, uy tín của trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của nhà trường trong nhiều năm qua.  
Đầu bếp đẩy xe thức ăn ra bàn để chia khẩu phần cho các bé
Một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với các trường mầm non là phải xây dựng được hệ thống bếp ăn một chiều, bảo đảm chất lượng VSATTP. Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thành, nhà trường nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của các ban ngành về VSATTP. Hàng ngày Hiệu trưởng giao các bộ phận kiểm tra chéo. Nhà bếp phải tự kiểm tra thực đơn, chịu trách nhiệm chế độ dinh dưỡng, đảm bảo mức ăn của các cháu hàng ngày. Cô Thành cho biết việc xây dựng kế hoạch chăm lo sức khỏe các cháu ở đây là “Đảm chất lượng hợp vệ sinh, an toàn trong ăn uống. Đạt yêu cầu đủ dinh dưỡng phát triển”.
Trong khuôn viên bếp, diện tích 150 m2, được trang bị đủ hệ thống vận hành của bếp một chiều với trang thiết bị khá hiện đại. Phân bổ các khu riêng biệt, ngăn nắp. Như khu tiếp phẩm, đến sơ chế thực phẩm, khu chế biến thức ăn, hệ thống bàn chia khẩu phần. Tủ lưu mẫu thức ăn đúng quy chuẩn bếp tập thể trường mầm non. Cuối cùng là thang vận chuyển lên bàn ăn theo lớp rất khoa học. Tất cả vận hành trong một quy trình theo hệ thống một chiều đúng quy chuẩn của ngành đề ra. Nguồn nước dùng hàng ngày lấy từ giếng khoan được bộ phận chức năng của Sở Y tế kiểm nghiệm vào đầu mỗi năm học. Nước giếng qua hệ thống tinh lọc mới dùng chế biến thức ăn hàng ngày. Nước uống của cô trò đều được lọc và đun sôi để nguội. Tất cả dụng cụ nấu ăn và dự trữ nước uống đều bằng chất liệu i-nox, cô và trò không lo bị pha tạp chất trong ăn uống hàng ngày. Hàng tháng, trường đã kiểm tra và mua sắm, bổ sung các thiết bị, dụng cụ đáp ứng nhu cầu của bếp ăn.
Nhà trường đặc biệt quan tâm tới chất lượng đầu vào của thực đơn. Trường đã ký hợp đồng mua thực phẩm với các đơn vị chuyên cung cấp thực phẩm uy tín ở chợ Bình Long. Theo đó, thực phẩm trước khi được đưa vào chế biến đều phải qua quá trình kiểm tra chặt chẽ, phải bảo đảm tươi, sống, có xuất xứ rõ ràng và đã qua kiểm dịch. Trường chỉ nhận thực phẩm, lương thực tươi, ngon đảm bảo chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ. Thức ăn được cơ sở hợp đồng giao tận nơi cho nhân viên bếp trước 6 giờ sáng mỗi ngày. Đúng số lượng, chất lượng thực phẩm nhà bếp báo từ chiều hôm trước. Sau mỗi lần chế biến thức ăn, các mẫu thực phẩm đều được lưu lại để tiện cho quá trình kiểm tra, xử lý nếu có trường hợp ngộ độc thực phẩm. Ba nhân viên cấp dưỡng đều tập huấn và có giấy chứng nhận của lớp An toàn vệ sinh thực phẩm. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Mỗi đầu bếp đều được trang bị đầy đủ đồng phục, mũ, yếm, khẩu trang và găng tay vệ sinh trong chế biến thực phẩm. Nhân viên nhà bếp có nhiệm vụ lưu sỹ số học sinh vắng để báo cho cơ sở cung cấp thực phẩm cung cấp thức ăn vừa đủ trong ngày hôm sau. Thức ăn dư phải đổ bỏ, không được cất dùng lại cho ngày tiếp theo. Thực đơn được nhà trường công khai ở nhà bếp và bảng thông tin cho phụ huynh từ đầu tuần. Món ăn được thay đổi thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh, đạt yêu cầu chất lượng dinh dưỡng. Toàn bộ thức ăn của các cháu đều được chế biến nhỏ, ninh nhừ, thực đơn được lên theo từng mùa, phù hợp độ tuổi. Giúp trẻ ăn uống ngon miệng, dùng hết khẩu phần của mình hàng ngày. Với tiêu chuẩn bình quân 35.000 đồng/ngày/trẻ. Việc định lượng thức ăn, tiêu chuẩn dinh dưỡng cần đạt cũng được định mức và phân bổ sát sao với số học sinh thực học mỗi ngày.
Để đánh giá kết quả nuôi dưỡng cho trẻ, ở mỗi lớp đều lập sổ theo dõi sức khỏe cho từng cháu, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Công tác vệ sinh tại các lớp học được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Để nâng cao ý thức tự giác của trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh thân thể, các cô giáo thường xuyên lồng ghép các hoạt động vui chơi, giáo dục hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết rửa tay, rửa mặt trước và sau khi ăn uống cũng như đi vệ sinh. Các cháu được vệ sinh cá nhân, cắt móng tay, gọn gàng và sạch sẽ hàng ngày.
Qua các đợt kiểm tra định kỳ của ngành chức năng. Kể cả các đợt kiểm tra đột xuất của ngành Y tế, Phòng Giáo dục & ĐT và Sở Giáo dục & ĐT mô hình bếp ăn một chiều của nhà trường luôn được đánh giá cao. Tỷ lệ trẻ có sức khỏe tốt khoảng 95%. Nhờ kết hợp nhiều biện pháp, nên nhiều năm liền chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên. Đến 5 tuổi các cháu đến trường đều khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần để vào lớp 1. Trường tư thục Hoa Hướng Dương là một trong những đơn vị điển hình tại thị xã Bình Long xây dựng được mô hình bếp một chiều đạt chuẩn quy định, đảm bảo đủ điều kiện VSATTP. Đó cũng là sự ghi nhận những cố gắng của nhà trường và sự có sự đoàn kết của toàn thể cán bộ, nhân viên nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ măng non của quê hương.
Quyết Lam

Sách kể mối tình Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương

Năm đó, Nguyễn Du 24 tuổi, ưu tư, thâm trầm; còn Xuân Hương đang tuổi 17 căng tràn sức sống và thông minh, sắc sảo. Mối tình của họ được viết trong cuốn sách "Nguyễn Du trên đường gió bụi".
Cuốn sách của tác giả Hoàng Khôi vừa xuất bản giữa tháng 9. Cuộc đời Nguyễn Du đầy thăng trầm theo những biến động thời thế, chính trị.Nguyễn Du trên đường gió bụi miêu tả 10 năm gió bụi trong cuộc đời tác giả Truyện Kiều, từ 1786 đến 1796.
Nguyễn Du sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhưng 10 tuổi thì mất cha, 13 tuổi mất mẹ, rơi vào cảnh mồ côi phải ở cùng anh cả, có lúc làm con nuôi của một vị quan, cũng có khi đi giang hồ ba năm ở Trung Quốc.
body-chuan-4779-1380615248.jpg
Sách Nguyễn Du trên đường gió bụi của tác giả Hoàng Khôi
 
Năm 1790, Nguyễn Du ở tại gác tía gần Hồ Tây của anh Nguyễn Khản (lúc đó đang làm quan Tham tụng). Làng Nghi Tàm hồi ấy có gia đình thầy đồ Diễn trú ngụ. Gia đình thầy đồ có cô con gái duy nhất tên Xuân Hương. Xuân Hương đang ở tuổi 16 - 17, là cô gái xinh xắn, nghịch ngợm và có phần hiếu thắng do được ông bà thầy đồ Diễn chiều chuộng. Cô học chữ Hán, chữ Nôm rất nhanh, lại biết làm thơ, ứng đối thông minh, sắc sảo. Vì thế rất nhiều người trong đám học trò cảm mến Xuân Hương, nhưng nàng vẫn chưa thấy phục và yêu ai.
Theo Hoàng Khôi, Xuân Hương gặp Nguyễn Du trong một lần bơi thuyền đi hái sen. Họ kết bạn và nhanh chóng cảm mến nhau. Hoàng Khôi viết trong sách: “Xuân Hương gặp Nguyễn Du, thấy chàng vừa sâu sắc vừa thông minh hóm hỉnh nên ngày càng cảm mến. Còn Nguyễn Du trong nỗi cô đơn dằng dặc mấy năm trời, nay gặp được một cô gái trẻ sắc sảo, tài hoa lại mạnh mẽ nên tự nhiên thấy mình như có sự bù đắp. Dù chưa ai nói gì với ai, cả hai đều ngầm cảm nhận một tình cảm lạ đang nhen nhóm trong mình”. Hoàng Khôi còn kể chi tiết mối tình giữa Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du, những khi họ quan tâm, chăm sóc nhau, cùng nhau đi chơi, thăm thú bạn bè hay luận thi ca.
Đặc biệt, cả hai hồn thơ lớn đều mượn thơ để nói hộ lòng. Với tính cách chủ động, Hồ Xuân Hương làm thơ tặng Nguyễn Du, bài thơ Hỏi trăng mà bà viết cũng là lời của một cô gái ướm hỏi ý người yêu: “Trải mấy thu nay vẫn hãy còn / Cớ sao khi khuyết lại khi tròn / Hỏi con bạch thỏ đà bao tuổi / Lại chị Hằng Nga đã mấy con? / Đêm tối cớ chi soi gác tía? / Ngày xanh còn thẹn với vừng son / Năm canh lơ lửng chờ ai đó? / Hay có tình riêng với nước non?". Với tâm hồn thi ca, đại thi hào cũng bày tỏ nỗi lòng sâu kín của mình qua bài thơ Thạch Đình tặng biệt. Bài thơ sau này được đưa vào tập “Lưu Hương Ký” của Hồ Xuân Hương: “Đường nghĩa bấy lâu trót vẽ vời / Nước non sầu nặng muốn đi về / Cung hoàng diệu vợi đường khôn lọt / Đường nguyệt mơ màng giấc hãy mê / Đã chắc hương đâu cho lửa bén / Lệ mà hoa lại quyến xuân đi / Xanh vàng chẳng phụ lòng nhân ái / Tròn trặn gương tình cũng khó khi”.
Mối tình kéo dài trong ba năm, cho tới khi Nguyễn Du phải về lại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh đề xây từ đường cho dòng họ. Sau đó, mỗi người đi một con đường. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn, cả hai lần lấy chồng đều làm lẽ.
Bên cạnh mối tình giữa Nguyễn Du với "bà Chúa thơ Nôm", cuốn sáchNguyễn Du trên đường gió bụi còn cung cấp nhiều tư liệu quý về cuộc đời đại thi hào, như chuyện Nguyễn Du theo Gia Long, hay thời điểm và hoàn cảnh ông sáng tác Truyện Kiều, giải thích tại sao những bài thơ tả cảnh vật, con người Trung Hoa nhưng lại không trùng với con đường mà ông đi sứ…
Trước Hoàng Khôi, đã có nhiều giai thoại, sách viết về cuộc đời Nguyễn Du, nổi bật trong số đó là Ba trăm năm lẻ (tác giả Vũ Ngọc Khánh, xuất bản năm 1988) và cuốn Nguyễn Du (tác giả Thế Quang, xuất bản năm 2010). Tuy nhiên cả hai cuốn trên đều nói sơ lược, thậm chí còn không nhắc tới khoảng thời gian 10 năm lưu lạc, vốn được coi là điểm mờ trong niên biểu về Nguyễn Du. 
Tác giả Hoàng Khôi tên thật là Vũ Ngọc Khôi, hiện nghiên cứu, giảng dạy văn học tại Hà Nội và là thành viên Hội Kiều học. Ông đã xuất bản 12 cuốn sách là những sáng tác văn học, sách nghiên cứu, bút ký. Để viết cuốn Nguyễn Du trên đường gió bụi, Hoàng Khôi đã tiếp xúc với nhiều công trình nghiên cứu có tính phát hiện mới về Nguyễn Du. Ông cũng gặp gỡ nhiều nhà khoa học, những chuyên gia ở Hội Kiều học để tìm hiểu cho cuốn sách này. Hoàng Khôi cho biết ông “dựng một chân dung Nguyễn Du theo cách mình hiểu” bằng tình yêu dành cho đại thi hào cùng với mong muốn được góp một chút gì đó cho quê hương Nghi Xuân của ông.